Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 71)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh

2.2.2.1. Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp xã

Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi Cục thuế, Phịng Tài chính Kế hoạch huyện, các cơ quan liên quan tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm. Căn cứ số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng hàng tháng, quý về tiến độ thực hiện dự toán thu trong năm, Chủ tịch UBND Huyện có giải pháp đơn đốc các cơ quan thu hồn thành đạt vàvượt dự tốn thu ngân sách hàng năm.

Tại huyện Bố Trạch chính quyền địa phương và cơ quan thuế đã chú trọng đến việc mở các kênh thông tin đến các đối tượng và doanh nghiệp, tổ chức ủy nhiệm thu đối với các khoản thu tại các đơn vị trực thuộc huyện quản lý, hạn chế thất thu ngân sách trên địa bàn huyện.

Chi cục Thuế huyện căn cứ Quyết định giao dự toán thu của UBND huyện hàng năm, lập kế hoạch, bộ thu giao cán bộ thu để thực hiện thu, nộp KBNN trong từng tháng, từng quý. Chi cục Thuế đã giải quyết kịp thời các hồ sơ đăng ký thuế, thường xuyên nhắc nhở các cá nhân, tổ chức kê khai thuế; tăng cường đôn đốc và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thơng báo nợ thuế, tạm dừng bán hóa đơn, cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để nộp ngân sách.

Các bộ phận chuyên môn căn cứ Quyết định tổ chức thực hiện đạt và vượt dự toán thu hàng năm. Tại các đơn vị thu các khoản thu quản lý chi qua NSNN: ghi thu, ghi chi vào ngân sách. Đây là các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu của ngân sách, đơn vị được phép để lại chi. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán đơn vị gửi cơ quan tài chính ghi thu, ghi chi vào ngân sách.

Bảng 2.8. Tình hình chấp hành dự tốn thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT ± % ± % ± % Tổng thu 166.116 211.841 45.725 127,5 177.262 230.761 53.499 130,2 200.475 263.128 62.653 131,3

1. Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp 87.400 111.872 24.472 128,0 95.892 116.029 20.137 121,0 119.728 154.120 34.392 128,7 -Thu hưởng 100% 63.789 77.185 13.396 121,0 66.853 71.533 4.680 107,0 84.490 96.783 12.293 114,6 - Các khoản hưởng tỷ lệ 23.611 34.687 11.076 146,9 29.039 44.496 15.458 153,2 35.238 57.337 22.099 162,7

2. Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 78.716 99.969 21.253 127,0 81.370 114.732 33.362 141,0 80.747 109.008 28.261 135,0

- Thucân đối 42.203 51.772 9.569 122,7 42.203 68.123 25.920 161,4 42.203 63.141 20.938 149,6 - Thu bổ sung có mục tiêu 36.513 48.197 11.684 132,0 39.167 46.609 7.442 119,0 38.544 45.867 7.323 119,0

Đối với KBNN, đây là nhiệm vụ trọng tâm, tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN và tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại Kho bạc và phải được Kho bạc kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán thu đúng mục lục ngân sách nhằm phản ánh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó. Cuối mỗi tháng, KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chi cục Thuế và Phòng TC-KH đối chiếu số liệu, tổng hợp báo cáo Thường trực huyện ủy, Thường trực HĐND và UBND huyện để biết và có hướng chỉ đạo cho các tháng tiếp theo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự tốn giao cả năm.

Cơng tác thu ngân sách xã trên địa bàn 3 năm qua thực hiện khá tốt, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong 3 năm đều thực hiện vượt dự toán đặt ra, tổng thu NSX năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2014, tổng thu ngân sách xã là 211.841 triệu đồng, đạt 127,5% so với dự toán, vượt kế hoạch 45.725 triệu đồng. Năm 2015, tổng thu ngân sách xã là 230.761 triệu đồng, đạt 130,2% so với dự toán, vượt kế hoạch 53.499 triệu đồng. Năm 2016, tổng thu ngân sách xã là 263.128 triệu đồng, đạt 131,3 so với dự toán, vượt kết hoạch 62.653 triệu đồng.

Xét về cơ cấu các khoản thu NSX, cho thấy, khoản thu NSX hưởng 100% duy trì tỷ trọng trung bình trong tổng thu NSX. Năm 2014, số thu 100% là 77.185 triệu đồng chiếm 36,4% trên tổng thu; năm 2015 số thu 100% là 71.533 triệu đồng chiếm 31,0% trên tổng thu; năm 2016 số thu 100% là 96.783 triệu đồng chiếm 36,8% trên tổng thu. Số thu 100% khá ổn định trong 2 năm 2014 và 2015, đây cũng là dấu hiệu tốt vì nguồn thu 100% này là vốn tự có của các xã và nó ổn định trong thời gian dài, điều này cũng giúp cho các xã, thị trấn chủ động hơn trong việc thực hiện các nội dung chi thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời nó cũng ảnh hưởng và có mối quan hệ với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đến năm 2016 nguồn thu này lại chưa được khai thác đúng mức. Năm 2016, thu từ đóng góp theo quy định giảm vì lý do giảm bớt các khoản đóng góp và một số khoản đóng góp của nhân dân chưa thực hiện được. Vì vậy, mức thu giảm hơn so với 2 năm trước. Qua 3 năm 2014-2016, tình hình sản xuất có nhiều chuyển biến thuận lợi, sức mua tăng,.. nên ở giai đoạn này các khoản thu hưởng tỷ lệ nhìn chung tăng đều. Tại các xã, thị trấn khoản thu tiền sử dụng đất tăng theo các năm, do hiệu quả của việc sử dụng đất, thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn và hoạt động có hiệu quả cao.

a. Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh

Khoản thu bổ sung ngân sách nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu qua các năm. Ở đây việc bổ sung nhiều cho các chương trình, dự án làm cho khoản thu này tăng trong 2 năm 2014 và 2015. Tuy nhiên, năm 2016 có giảm hơn so với 2 năm trước, điều này chứng tỏ việc thực hiện thu Ngân sách trên địa bàn đối với NSX thực hiện có nhiều chuyển biến tốt. Khoản thu ngồi cân đối ổn định qua các năm, riêng năm 2016 có giảm nhưng khơng đáng kể.

Việc thực hiện thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là cần thiết, vì nguồn thu trên địa bàn nhìn chung cịn thấp, nguồn thu của các xã, thị trấn không đồng đều, không đảm bảo cân đối NSX. Hơn nữa nguồn thu bổ sung có mục tiêu cịn là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nơng thơn, tạo ra sự cơng bằng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, nếu khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên càng lớn thì thực tế cho thấy rằng nền kinh tế xã hội của địa phương chưa phát triển, đời sống dân cư cịn nghèo và hơn thế nữa nó vẫn tồn tại tình trạng cơ chế “xin cho” và việc phân giao nguồn thu cho NSX cịn hạn chế. Vì vậy, cần phải có những quyết sách, những định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phấn đấu để ngân sách địa phương có thể tự cân đối, tự đảm bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí trợ cấp từ ngân sách cấp trên, giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.

Tình hình thu NSX trên địa bàn huyện Bố Trạch nhìn chung phù hợp với tốc độphát triển kinh tế và phát triển kinh tế nguồn thu, đảm bảo cho các hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên các chỉ số thu ngân sách xã ở bảng 2.8 chỉ phản ánh tình hình chung, chưa đánh giá được hết tình hình cụ thể về thu NSX trên địa bàn huyện Bố Trạch, chúngta cần đi sâu nghiên cứu từng chi tiết cụ thể hơn ở các Bảng 2.9 và 2.10.

b. Thu ngân sách trên đại bàn

Khoản thu 100% là một trong những khoản thu chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu của Ngân sách xã, nó có tính chiến lược lâu dài,ổn và là nguồn thu cơ bản. Việc tổ chức thu chủ yếu do Cán bộ tài chính xã thực hiện và giao cho khi hành chính tự thu tới các hộ, sau đó được thơng báo cơng khai cụ thể trong các cuộc họp dân để mọi người chấp hành tốt. Trên cơ sở các khoản thu đều nộp về cán bộ tài chính xã, thị trấn để nộp trực tiếp vào KBNN. Xét về tổng thể thì khoản thu 100% ở các xã tăng đều mỗi năm và đều vượt kế hoạch đề ra, điều này cho thấy việc xây dựng dự toán ở các xãđã thực hiện rất tốt, thể hiện chun mơn cao.

Đối với khoản thu phí và lệ phí được các tổ đội thuế từng xã trực tiếp thu và nộp vào Kho bạc nhà nước, thực hiện thanh toán với Chi cục thuế huyện. Trong quá trình thực hiện các xã đã thực hiện đôn đốc việc thu nộp, khuyến khích, động viên các đối tượng thu nộp vào ngân sách. Bảng 2.9 cho thấy, năm 2014 khoản thu này là

18.741 triệu đồng tăng 11,4% so với dự toán; năm 2015 thực hiện là 28.288 triệu

đồng tăng 22,3% so với dự toán, năm 2016 là29.476 triệuđồng giảm 2,1% so với dự toán. Điều này cho thấy khoản thu tuy không tăng đều qua các năm nhưng ln vượt dự tốn đề ra. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm lưu ý về việc chưa thu được kết những khoản phí và lệ phí mỗi năm, nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt các khoản thu ở các xã, dẫn đến nhiều khoảnthất thu.

Đối với khoản thu hoa lợi và đất 5%, đây là khoản thu tương đối quan trọng với các xã. cụ thể: Năm 2014 thực hiện là1.386 triệu đồng giảm 1,7% so với dự toán; năm 2015 thực hiện là 1.205 triệu đồng giảm 12,7% so với dự toán; năm 2016 thực hiện là 3.003 đồng tăng 89,5% so với dự toán.

Đối với khoản thu từ đóng góp theo quy định. Qua 3 năm 2014-2016, các xã trên địa bàn huyện đã vàđang đẩy mạnh việc huy động các nguồn thu do dân đóng góp để xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội như làm đường giao thơng, đóng góp xây dựng trường học,... Khoản thu tăng cao từ năm 2014 là 20.500 triệu đồng lên 24.004 triệu đồng trong năm 2015, đến năm 2016 là 20.979 triệu đồng, tuy nhiên giảm khơng đáng kể và vượt dự tốn 1,5%.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách xã nhưng các khoản thu 100% đã góp phần tăng thu cho ngân sách xã. UBND các xã đã có nhiều cơng văn hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường quản lý thu tại xã;đồng thời giao cho Chi cục thuế kết hợp với các xã, thị trấn tìm các biện pháp để khai thác và quản lý tốt các nguồn thu tại xã. Tuy nhiên qua 3 năm 2014 đến 2016 có một số khoản thu hằng năm có xu hướng giảm do chính sách bãi bỏ một số khoản phí như phí phịng chống bão lụt, thiên tai,.. Mặt khác quản lý các khoản thu có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng; các khoản thu lại có một văn bản quy định hướng dẫn thực hiện riêng và thường được sửa đổi bổ sung nên trong quá trình thực hiện nhiều khi khơng thống nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế chưa có biện pháp triệt để tình trạng có địa phương khơng thu, bỏ sót nguồn thu.

Bảng 2.9. Tình hình chấp hành dự tốn các khoản thu 100% ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT Dự tốn Thực hiện TH/DT ± % ± % ± % 1. Phí và lệ phí 16.424 18.741 2.317 114,1 23.135 28.288 5.153 122,3 30.120 29.476 -644 97,9 2. Thu hoa lợi + đất 5% 1.410 1.386 -24 98,3 1.381 1.205 -176 87,3 1.585 3.003 1.418 189,5

3. Thu đóng góp theo quy định 15.850 20.500 4.650 129,3 20.860 24.004 3.144 115,1 28.700 20.979 -7.721 73,1 4. Thu khác 30.105 36.558 6.453 121,4 21.477 18.036 -3.441 84,0 24.085 43.326 19.241 179,9

Tổng cộng 63.789 77.185 13.396 121,0 66.853 71.533 4.680 107,0 84.490 96.783 12.293 114,6

Bảng 2.10. Tình hình chấp hành dự toán các khoản thu hưởng tỷ lệ của Ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT ± % ± % ± %

1. Thuế môn bài 2.177 2.104 -73 96,6 2.198 2.104 -94 95,7 1.802 2.307 505 128,0 2. Thuế GTGT 8.754 16.707 7.953 190,9 10.703 16.368 5.665 152,9 11.404 17.788 6.384 156,0 3. Thuế thu nhập cá nhân 2.000 2.223 223 111,2 2.856 7.510 4.654 263,0 9.326 11.137 1.811 119,4 4. Thu tiền sử dụng đất 1.150 2.356 1.206 204,9 1.500 2.560 1.060 170,7 1.800 1.524 -276 84,7 5. Thuế tài nguyên 500 500 0 100,0 1.500 1.500 0 100,0 700 864 164 123,4 6. Thuế phi nông nghiệp 30 97 67 323,3 505 300 -205 59,4 151 56 -95 37,2 7. Phí bảo vệ môi trường đối với

khai thác KS còn lại 0 0 0 0,0 100 171 71 171,0 200 0 -200 0,0 8. Lệ phí trước bạ 9.000 10.700 1.700 118,9 9.677 13.983 4.306 144,5 9.855 23.661 13.806 240,1

Tổng cộng 23.611 34.687 11.076 146,9 29.039 44.496 15.458 153,2 35.238 57.337 22.099 162,7

Bảng 2.10, cho thấy các khoản thu hưởng tỷ lệ đều có xu hướng vượt dự tốn và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2014 đạt được 34.687 triệu đồng tăng 46,9% so với dự toán; năm 2015 đạt 44.496 triệu đồng tăng 53,2% so với dự toán; năm 2016 đạt được 57.337 triệu đồng tăng 62,7% so với dự toán. Các kế hoạch đấu giá đất tại các khu đất mới của các xãđạt hiệu quả cao nên vấn đề đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực nên góp phần làm tăng các khoản thu hưởng tỷ lệ.

Từ kết quả phân tích cho thấy, tình hình thu các khoản hưởngtý lệ của các xã đều đang thực hiện khá tốt, nhìn chungđều vượt mức dự toán và tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ các khoản thu ln ổn định và khơng có tính chênh lệch nhiều.

Năm 2014, thu tiền sử dụng đất tăng đáng kể. Việc giao đất ngang giá khởi điểm do vướng mắc về quy trình, thủ tục nên triển khai chậm. Năm 2015, thu tiền sử dụng đất có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện vượt dự toán khá cao, tăng 70,7%. Tuy nhiên, năm 2016 có chuyển biến tiêu cực nguyên nhân là do trong năm thị trường bất động sản lắng động, việc quy hoạch đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở các xã, thị trấn có sự điều chỉnh .

Cơng tác triển khai trích đo, phân lơ, định giá, tổ chức bán đấu giá chậm, đầu quý II mới tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất đợt I, làm cho con số này giảm 15,3% so với 2015.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là thuế thu đối với nhà và đất ở, đất xây dựng cơng trình. Khoản thu này góp phần bổ sung nguồn thu cho NSX để cân đối với nhu cầu chi của xã, kích thích sự tham gia của các cấp chính quyền xã vào q trình thu thuế và kiểm tra giám sát bảo đảm chống thất thu. Tuy nhiên đây cũng là khoản thu có nhiều kiến nghị điều chỉnh nên các xã cố gắng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ dự tốn giao ở mức có thể. Bảng 2.5 cho ta thấy mặc dù đây là khoản thu khó nhưng các xã cũng đã nỗ lực hồn thành vượt dự tốn.

Thuế tài ngun nhìn chung đều vượt dự tốn và tăng mạnh từ năm 2014 đạt 500 triệu đồng đến năm 2015 tăng lên 1.500 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016 khoản thu từ thuế tài nguyên này giảm khá mạnhso với 2 năm trước đó là 864 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)