Giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 102)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố

3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách cấp xã

Công tác chấp hành thu ngân sách cấp xã, cần được các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương quan tâm triển khai từ đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo chế độ quy định, đảm bảo nguồn đáp ứng nhiệm vụ chi bố trí trong dự tốn.

Đối vớiviệc thực hiện chính sách thuế, thu thuế trên địa bàn, Phịng Tài chính - kế hoạch huyện phối hợp cùng Chi cục thuế thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho chính quyền các địa phương triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, đặcbiệt là các chính sách mới ban hành, hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Đối với các khoản thu phí và lệ phí cần nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng Pháp lệnh phí, lệ phí, Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí. UBND cấp xã chỉ được thực hiện thu các phí, lệ phí nằm trong danh mục được phép thu và mức thu theo quy định của HĐNDhuyện.

Thu khoán quỹ đất cơng ích, hoa lợi cơng sản: UBND cấp xã cần có biện pháp thiết thực hơn nhằm tăng cường quản lý quỹ đất cơng ích và có cơ chế giao khoán hợp lý, tận dụng triệt để không để quỹ đất cơng ích hoang hố. Việc thu khốn quỹ đất cơng ích nên giao khốn và thu tiền hàng năm, tránh tình trạng giao khoán nhiều năm nhưng thu tiền một lần làm ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách của các năm tiếp theo.

Đối với các khoản thu đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự

nguyện, đó là “nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số”. Việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn huy động đóng góp phải được thực hiện theo “Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn”. HĐND cấp xã phải ra nghị quyết về việc quản lý, sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân để Uỷ ban nhân dân cấp xã có căn cứ để thực hiện.

Đối với thu khác tại xã: Đảm bảo việc thu và hạch toán vào ngân sách đúng nội dung, bản chất các khoản thu, cần phải được giám sát, đôn đốc nộp kịp thời vào ngân sách, tránh trường hợp ứng nguồn để thực hiện các nhiệm vụ khác, cuối năm khơng có nguồn để hồn trả, dẫn đến toạ thu ngân sách.

+ Cơng tác chấp hành chi ngân sách cấp xã: UBND cấp xã có trách nhiệm thống nhất, quản lý điều hành chi ngân sách xã theo dự toán được Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt. Q trình điều hành dự tốn chi ngân sách cấp xã, cần phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổ chức điều hành chi ngân sách phải được thực hiện theo đúng dự toán đã được phê duyệt một cách chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chiđúng nội dung, mục đích, đảm bảo đúng định mức, chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo đúng Mục lục NSNN, gắn trách nhiệm đối với chủ tài khoản cũng như kế toán ngân sách cấp xã. Đối với nguồn chưa giao dự toán chi tiết như: Nguồn tăng thu, chi khác và dự phòng ngân sách khi thực hiện phân chia phải báo cáo và có ý kiến đồng ý của Thường trực HĐND xã. Các nhiệm vụ chi đột xuất ngoài dự tốn phải được cân nhắc, tính tốn trước khi quyết định, với ngun tắc là tìm được nguồn bổ sung hợp pháp mới quyết định chi, trường hợp phát sinh những nhiệm vụ chi ngoài dự tốn nhưng khơng thể trì hỗnđược mà dự phịng ngân sách khơngđủ đáp ứng, UBND cấp xã cần sắp xếp lại các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, thống nhất với Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xãđể thực hiện, tuyệt đối không thực hiện vay cá nhân, sử dụng nguồn thu chưa qua ngân sách để “đáp ứng” chi.

Thứ hai,cơ cấu lại chi ngân sách cấp xã để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thực hiện nghiêm quy định của LuậtNSNN, bố trí ngân sách tập trung, chống dàn trảigây thất thoát vốn, sử dụng ngân sách có mục đích, hiệu quả. Vốn đầu tư từ ngân sách cấp xã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung ưu tiên thực hiện chính sách cải cách tiền lương, chi đảm bảo xã hội, tăng chingân sách cấp

xã cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hố thơng tin, thể dục thể thao, đảm bảo chi cho an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Thứ ba,xây dựng kế hoạch, phương án phân bổ dự toán chi chi tiết đến từng quý, từng tháng, cân đối phù hợp với nguồn thu để từ đó chủ động điều hành chi, đảm bảo hợp lý và đạt được hiệu quả. Đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng các khoản chi về cuối năm, dẫn đến tình trạng để tồn ngân sách trong khi nguồn ngân sách cấp xã cịn hạn hẹp. Kiên quyết khơng để các xã có hiện tượng nợ đọng lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của cán bộ xã; nghiêm cấm việc để phát sinh công nợ về chi thường xuyên. Đối với chi đầu tư XDCB, các công trình phải được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, phải xác định được đủ nguồn vốn đầu tư thì mới cho phép tiến hành xây dựng.

Đối với lĩnh vực chi thường xuyên: Phấn đấu xây dựng định mức chi phù hợp với quy mô của từng khối xãđể làm căn cứ phân bổ dự toán chi cho ngân sách cấp xãhàng năm. Về những khoản chi hành chính Nhà nước, yêu cầu phải đảm bảo cho chính quyền xã hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, về nguyên tắc chi phải đảm bảo đúng chế độ, kịp thời các khoản phụ cấp sinh hoạt phí của cán bộ xã đương chức. Khuyến khích các đơn vị thực hiện cơ chế khốn chi hành chính để đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, tránh lãng phí những khoản chi về hội nghị, tiếp khách, khánh tiết và mua sắm tài sản.

Đối với lĩnh vực chi đầu tư XDCB: Mọi thủ tục XDCB chính quyền xã phải thực hiện đúng quy chế quản lý và trình tự đầu tư xây dựng ban hành theo Nghị định của Chính phủ. Các dự án đầu tư do cấp xã quản lý phải có trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của xã, có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nghiêm cấm việc triển khai dự án khi chưa có nguồn vốn đảm bảo. Các khoản đóng góp bằng tiền của các tổ chức, cá nhân; vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nước; vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài nước để đầu tư cho các dự án do xã quản lý phải được hạch toán, quản lý qua ngân sách cấp xã. Việc quản lý vốn đầu tư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, dân chủ công khai, minh bạch; chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính.

3.2.2.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác quyết tốn ngân sách cấp xã

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được trongcơng tác quyết tốn ngân sách cấp xãtrên địa bàn huyện Bố Trạch, vẫn còn bộc lộ những hạn

chế cần khắc phục. Các giải pháp hoàn thiện cơng tác quyết tốn ngân sách cấp xã cần thực hiện bao gồm:

Thứ nhất,trước khi khoá sổ cuối năm, kế toán ngân sáchcấpxã cần phải: - Rà soát lại tất cả các khoản thu, chi theo dự toán để tiến hành xử lý như sau: đối với những khoản phải thu nhưng chưa thu phải có biện pháp đơn đốc thu nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách nhà nước; đối với những khoản chi phải giải quyết dứt điểm các nhu cầu chi theo dự toán.

- Làm thủ tục nộp ngay tất cả các khoản đã thu còn để tại xã vào Kho bạc nhà nước và hoàn thành chậm nhất trước cuối giờ làm việc của ngày 31 tháng 12; nếu nộp chậm sau thời gian trên phải tính vào thu ngân sách năm sau.

- Trước khi thực hiện khoá sổ phải xem xét lại các số liệu đã hạch toán và đối chiếu với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để đảm bảo rằng các số liệu thu, chi ngân sách xãđều chính xác, đầy đủ và theo đúng Mục lục ngân sách xã.

- Xử lý dứt điểm các khoản tạm thu, tạm giữ và các khoản nợ vay còn tồn đọng đến cuối năm.

- Kiểm kê, đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồn vốn quỹ của xã để xác định số thực có của chúng ở thời điểm cuối năm báo cáo có hồn tồn khớp đúng hay khơng.

Thứ hai, cơng tác quyết toán ngân sách xã cần được quan tâm thực hiện, quyết tốn thu phải có số thu phát sinh trên địa bàn và điều tiết ngân sáchtheo tỷ lệ được hưởng đúng quy định. Thuyết minh quyết toán ngân sách cấp xã phải được giải trình một cách rõ ràng, đánh giá khái quát được tình hình thực hiện dự tốn, phân tích rõ ngun nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán giao đầu năm để có cơ sở cho Hội đồng nhân dân thảo luận và phê chuẩn quyết toán; đồng thời cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho công tác quản lý ngân sách xãở những chu trình sau,địi hỏi thuyết minh quyết tốncấpxã phải:

Đề cao trách nhiệm của mình trong quá trình thảo luận và phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp xã. Trước khi trình HĐND phê duyệt quyết tốn, Ban Kinh tế- xã hội HĐND huyện phải thẩm tra và có báo cáo thẩm tra về quyết toán thu, chi ngân sách cấpxã.

Nội dung thẩm định quyết toán ngân sáchcấpxã, bao gồm:

- Thẩm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ quyết toán ngân sách xã. Bộ hồ sơ quyết tốn ngân sách xã phải có đủ về số lượng các báo cáo theo quy định. Các nội

dung thể hiện trong các báo cáo cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc lập báo cáo đãđược qui định chung, có đầy đủ chữ ký và dấu của các cá nhân có liên quan. Số liệu trong các bản báo cáo của hồ sơ quyết toán ngân sách xã phải đầy đủ, đúng đắn, chính xác, trung thực và có bằng chứng tin cậy và hợp pháp.

- Xem xét tính cân đối giữa tổng thu và tổng chi ngân sách xã; về mặt ngun tắc khơng được để tình trạng chi lớn hơn thu.

- Xem xét sự phù hợp giữa các chỉ tiêu quyết toán thu, chi ngân sách xã với các chỉ tiêu trong dự toán đãđược duyệt. Sự phù hợp của các số liệu trên các báo cáo tổng hợp với các số liệu trên báo cáo theo Mục lục ngân sách áp dụng cho cấp xã.

- So sánh mức độ thực hiện từng chỉ tiêu thu, chi so với dự toán để thấy được sự chênh lệch diễn ra theo xu hướng nào? Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến sự chênh lệch đó và xác địnhvới những nguyên nhân chủ quan thìđối tượng nào chịu trách nhiệm.

- So sánh giữa mức độ chi tiêu cho từng công việc với mức độ đạt được về số lượng và chất lượng của các cơng việc đó; xác định những hậu quả có thể xảy ra do sự kém chất lượng của cơng việc đó.

- Rà sốt lại tồn bộ các chỉ tiêu thu và mức thu theo mỗi chỉ tiêu, theo từng hình thức thu để thấy được mức độ tuân thủ các chính sách thu, mức độ tác động của các chính sách thu đối với các hoạt động kinh tế- xã hội; trên cơ sở đó có các ý kiến đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý thu nộp trên địa bàn hoặc đề nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Dựa vào những đánh giá nêu trên, Hội đồng nhân dân thảo luận và đi đến biểu quyết trong kỳ họp toàn thể những nội dung: thông qua những khoản thu, chi nào; những khoản thu nào phải hoàn trả, những khoản thu nào phải tiếp tục truy thu cho ngân sách xã; những khoản chi nào còn tiếp tục phải thẩm tra, những khoản chi nào buộc phải xuất toán.

Khi báo cáo quyết toán ngân sách cấp xãđược đại đa số đại biểu HĐND tán thành, thì HĐND ra nghị quyết phê chuẩn quyết tốn ngân sách cấpxã.

+ Báo cáo quyết toán ngân sách cấp xã cũng cần phải đảm bảo thời gian theo quy định, thuyết minh đầy nội dung theo yêu cầu, tránh trường hợp nộp chậm, thiếu biểu mẫu, thiếu nội dung, không thuyết minh được các nội dung theo yêu cầu, gây khó khăn cho q trình tổng hợp quyết tốn của cấp trên.

+ Cơng tác thẩm định quyết tốn phải được tăng cường, không dừng ở việc thẩm định số thu, số chi so với số qua Kho bạc nhà nước, việc hạch toán kế toán, hồ sơ chứng từ.., cần quan tâm đến việc quản lý, điều hành ngân sách xã, tính hợp lý, hợp pháp của từng khoản thu, chi ngân sách.

3.2.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã

Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách cấp xã là cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính cấp xã, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cụ thể:

Thứ nhất, các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục đối với các hoạt động tài chính xã, gắn công tác thanh tra với việc hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước. Những sai phạm trong quản lý, điều hành tài chính xã phải được xử lý công khai, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc xử lý nội bộ, bưng bít thơng tin.

Thứ hai, tăng cường cơng tác cải cách hành chính để đưa cơng tác quản lý tài chính, ngân sách xã theo hướng chấp hành tốt Luật NSNN, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước.

Thứ ba, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách cấp xã, phấn đấu 100% các xã, thị trấn trong huyện sử dụng thành thạo ứng dụng chương trình phần mềm kế tốn vào cơng tác hạch tốn, kế tốn ngân sách và tài chính xã,đảm bảo có thể sử dụng chương trình tổng hợp tạiPhịng Tài chính - Kế hoạchhuyện.

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã

Xây dựng cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội hợp lý, rõ ràng phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã, nên phân cấp nguồn thu nhiều hơn cho ngân sách cấp xã, nhất là nguồn thu tiền sử dụng đất, bảo đảm cho cấp xã có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyền quyết định chi ngân sách, trên

cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)