Kinh nghiệm của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý ngân sách cấp xã

1.2.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Thành phố Đông Hà được tái lập và xây dựng trên mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, phát triển về chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Quảng Trị; thành phố có nhiều thuận lợi, lợi thế hơn các huyện, thị khác trong tỉnh để phát triển về mọi mặt.

Thành phố Đông Hà trong những năm qua kinh tế phát triển ổn định, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng cao, đặc biệt sự thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Có được kết quả đó nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý NSNN, quản lý ngânsách xã khi thực hiện Luật NSNN:

- Đối với công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ: Trong quá trình hoạt động của bộ phận quản lý ngân sách xã của các xã, phường. Đối với các cơ quan nhà nước: với chức năng nhiệm vụ của mình vẫn thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu, chi NSX.

- Đối với UBND xã (phường):Thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách của xã (phường) để từ đó có những điều chỉnh trong quản lý ngân sách.

-Đối với HĐND các xã (phường): Về cơ bản đã thể hiện vai trò giám sát, vai trò quyết sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết toán năm của ban tài chính và UBND các xã, phường.

- Đối với KBNN của thành phố: Đây là nơi kiểm soát toàn bộ các khoản thu, chi của các xã một cách thường xuyên; kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ phân chia, kiểm tra việc chi trả khi cấp phát tiền cho các xã, phường.

- Đối với phòng Tài chính - Kế toán: Đây là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với ban tài chính các xã, phường; kiểm tra, đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý và năm đối với từng xã, phường. Thực hiện việc thẩm tra quyết toán năm đối với ngân sách các xã thường xuyên có những biện pháp để tổ chức quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý.

- Kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc đơn thư khiếu nại đối với bộ phận nào đó hoặc theo một chuyên đề nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này do cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính. Công an kinh tế, Ủy ban kiểm tra Đảng… khi có vụ việc xảy ra.

Ngân sách xã, phường là nơi liên quan đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ trực tiếp của người dân. Chính vì vậy, việc kiểm tra, giám sát ngân sách xã, phường, được thành phố coi là nhiệm vụ rất quan trọng, thông qua công tác kiểm tra, giám sát ngân sách xã, phường của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố cũng như ngành tài chính đã có những uốn nắn, điều chỉnh hoạt động của ngân sách xã, phường đi vào nề nếp.

Trong những năm qua thành phố Đông Hà thông qua những đợt kiểm tra đã phát hiện ra những sai phạm, có những sai phạm vô tình nhưng cũng như những sai phạm do cố ý, từ đó đề ra các biện pháp ngăn chặn, khắc phục không để xảy ra tiêu cực gây mất lòng tin trong nhân dân. Thông qua công tác kiểm tra, phòng Tài chính - Kế hoạch của thành phố rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quản lý,

những bài học có giá trị từ thực tiễn quản lý ngân sách xã, tiến hành tổng kết thành những chuyên đề để thông qua các cuộc giao ban định kỳ các xã, phường trên địa bàn toàn thành phố rút kinh nghiệm, xử lý những đơn vị đã sai phạm nhằm đưa công tác quản lý ngân sách xã, phường ngày một tốt hơn.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học có giá trị tham khảocho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhnhư sau:

Thứ nhất,xây dựng dự toán thu luôn dựa trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả nguồn lực của địa phương. Xây dựng các chỉ tiêu thu phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Thứ hai, dự toán chi ngân sách xã luôn bám sát vào chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành; nhiệmvụ chi phù hợp, cân đối với nguồn thu ngân sách xã; tính đến yếu tố đặc thù từng địa phương; quy mô ngân sách xã nhỏ, do vậy cần có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi.

Thứ ba, trong quá trình chấp hành ngân sách cần tăng cường công tác tự kiểm tra của xã; công tác thanh, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nhằm kiến nghị, điều chỉnh những điểm không phù hợp trong công tác thu, chi. Đảm bảo tính khả thi thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã hàng năm.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác kế toán, quyết toán ngân sách xã;đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước; quyết toán chi ngân sách xã theo đúng nhiệm vụ, nội dung thực hiện, tránh tình trạng quyết toán theo số cấp phát.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Tình hình cơ bản về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn; trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu số. Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; Phía Đông giápbiển Đông;Phía Tây giápnước CHND Lào.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch

Nguồn: UBND huyện Bố Trạch

2.1.1.2. Địa hình và khí hậu

Địa hình cóđộ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt - Lào xuống đến Biển Đông). Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau:

Địa hình núiđá vôi:Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đâychính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam.

Địa hình gò đồi:Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.

Địa hìnhđồng bằng:Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gòđộ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước.

Địa hình ven biển:Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế.

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số đến thời điểm 31/12/2016 là 179.260 người, trong đó 94,9% sống ở khu vực nông thôn và 5,1% ở khu vực thành thị, mà chủ yếu là thị trấn Hoàn Lão và thị trấn Nông trường Việt Trung. Mật độ dân số chỉ có 83 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Bình.

Bảng 2.1. Dân số trung bình của huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % ± % ± % Tổng dân số 177.565 100,0 178.300 100,0 179.260 100,0 735 0,4 960 0,5

1. Phân theo giới tính

- Nam 89.283 50,3 89.606 50,3 90.091 50,3 323 0,4 484 0,5 - Nữ 88.282 49,7 88.694 49,7 89.169 49,7 412 0,5 476 0,5

2. Phân theo khu vực

- Thành thị 8.880 5,0 8.999 5,0 9.084 5,1 118 1,3 85 0,9 - Nông thôn 168.685 95,0 169.301 95,0 170.176 94,9 617 0,4 875 0,5

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch

Lao động: Số người trong độ tuổi lao động đến thời điểm 31/12/2016 là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,4% số người

đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.

2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên biển và bờ biển: Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km. Vùng biển Bố Trạch không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m, cách xa bờ 40km độ sâu khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển.

Tài nguyên đất: Là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng, Huyện có diện tích đất đỏ vàng tương đối lớn (109.850 ha) chiếm gần 52% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất chính để trồng cây lâu năm như cao su và cây ăn quả. Huyện còn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn lương thực cho huyện. Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2010 - 2016 được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2010 - 2016

ĐVT: Ha

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 Năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên 212.310 212.310 212.418

1. Đất nông nghiệp 176.078 192.641 197.672

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 19.840 19.771 20.670

-Đất trồng cây hàng năm 14.036 14.012 13.652

-Đất trồng cây lâu năm 5.804 5.759 7.018

1.2. Đất lâm nghiệp 156.017 171.948 176.085 -Đất rừng sản xuất 50.129 45.004 52.878 -Đất rừng phòng hộ 63.152 35.151 31.463 -Đất rừng đặc dụng 42.735 91.793 91.744 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 222 918 912 1.4. Đất làm muối 0 1.5. Đất nông nghiệp khác 5 5

2. Đất phi nông nghiệp 8.984 10.124 10.389

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 Năm 2016

-Đất ở tại nông thôn 741 812 898

-Đất ở tại đô thị 71 85 87

2.2. Đất chuyên dùng 8.172 4.789 6.147

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 16 17

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0 720 719

2.5. Đất sông suối và mặt nước CD 0 3.703 2.521

2.6. Đất phi nông nghiệp khác 0 0 0

3. Đất chưa sử dụng 27.248 9.545 4.356

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 3.120 2.936 2.633

3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 9.433 3.424 944

3.3. Núi đá không có rừng cây 14.695 3.185 779

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch Tài nguyên khoáng sản: Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao gồm: nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit ở Xuân Sơn, đá vôi từ Xuân Sơn đến Troóc có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí ở Phú Định với nhiều loại có màu sắc đẹp như Granit, Gabro, diệp thạch, mỏ sét Cao lanh ở Thọ Lộc với trữ lượng 800.000m3, nguồn cát xây dựng ở sông Dinh, sông Son với trữ lượng lớn; cát trắng ở Thanh Khê trữ lượng 5 triệu tấn có khả năng sản xuất thuỷ tinh.

Tài nguyên rừng: Hiện nay huyện có 176.084,89ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.870,86 ha, rừng đặc dụng 91.743,9 ha, rừng phòng hộ 31.463,05 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500ha.

Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm trên địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

Tài nguyên du lịch: Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó các khu nổi tiếng như:

- Khu du lịch hang động và rừng quốc gia Phong NhaKẻ Bàng: là một khu du lịch hết sức hấp dẫn với hệ thống hang động đã phát hiện có tổng chiều dài khoảng 106.000m và còn nhiều hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống hang động kỳ thú này kết hợpvới hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch.

- Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy: Nằm dưới chân đèo Lý Hoà thuộc địa phận xã Hải Trạch đãđược công nhận và xếp hạng là danh thắng quốc gia, là một điểm du lịch hấp dẫn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống di tích truyền thống - lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, Đường 20 và Hang Tám cô...là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

2.1.3. Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2011-2016 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng gặp không ít khó khăn như lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng huyện Bố Trạch đã tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi NSNN; trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cấp bạch nhằm bìnhổn kinh tế, không để lạm phát cao theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân các năm từ 13-15% nên tình hình kinh tế- xã hội của huyện phát triểnổn định và đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần hoàn thành hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ XXII về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.

Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 theo giá hiện hành

Năm Chỉ tiêu

2014 2015 2016 TĐTT

(%) Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng giá trị sản xuất 2.522 100,0 2.664 100,0 2.709 100,0 4,59

Trong đó:

- Nông lâm thủy sản 1.295 51,3 1.271 47,7 1.330 49,1 1,39 - Công nghiệp xây dựng 1.227 48,7 1.393 52,3 1.379 50,9 3,33

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)