CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh
2.2.3.1. Quyết toán thu ngân sách cấp xã
Qua 3 năm 2014-2016, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch tương đối ổn định và phát triển, tạo bước ngoặc quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương.
Hoạt động thu ngân sách đã góp phần giải quyết kịp thời và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên, các ban ngành đoàn thể đã nỗ lực thực hiện công tác để thu ngân sách với doanh số cao nhất.
Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên và sự quan tâm sâu sắc của cấp uỷ - UBND huyện, sự hỗ trợ, hợp tác của các ban ngành các cấp và sự tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân…đã góp phần tích cực vào kết quả thu NSX trên địa bàn huyện, để địa phương hồn thành nhiệm vụ chính trị. Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự tốn NSNN đã hồn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSX trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014- 2016 cụ thể như sau:
Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán đầy đủ qua Kho bạc nhà nước, cung cấp đầy đủ thơng tin về tính chất nguồn thu, đối tượng nộp. Số thu ngân sách xã là số thực nộp và đã hạch toán thu NSNN qua kho bạc, được đối chiếu thường xuyên với Kho bạc Nhà nước huyện, lập báo cáo theo MLNS nhà nước và thể hiện đúng các nội dung kinh tế; báo cáo quyết toán được lập đầy đủ, thuyết minh nguyên nhân tăng/giảm so với dự toán.
Hầu hết các khoản thu ngân sách xã qua 3 năm 2014-2016 đều vượt dự toán được giao: thuế nhà đất; các khoản phí, lệ phí; thuế mơn bài. Đối với khoản thu lệ phí trước bạ nhà đất thường có số thu khơng đạt kế hoạch đề ra do dự toán giao thường cao hơn nhiều so với thực tế phát sinh hàng năm. Riêng khoản thu tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trong những năm qua phát sinh cao, nhưng dự tốn khó phân bổ cho các xã vì khó tính tốn số phát sinh năm kế hoạch.
Bảng 2.12, cho thấy thu NSNN năm 2014 so với năm 2013 tăng 19.364 triệu đồng, tương ứng tăng 10,1%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 18.919 triệu đồng, tương ứng tăng 8,9%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 32.367 tỷ đồng, tương ứng tăng 14,0%. Từ kết quả phân tích trên cho thấy, các xã trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trong việc huy động mọi nguồn thu không những đạt mà còn vượt so kế hoạch trong năm đề ra. Có thể nhận thấy tổng thu NSX của huyện Bố Trạch khá lớn, tương xứng với sự phát triển của các xã trênđịa bàn huyệntrong những năm qua.
a, Thu bổ sungtừ ngân sách tỉnh
Năm 2014 số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 99.969 triệu đồng, tăng 18,6 lần so với năm 2013. Số thu bổ sung có mục tiêu là 48.197 triệu đồng, tăng 14,6 lần so với năm 2013.
Thu cân đối là 51.772 triệu đồng, tăng 22,7 lần so với năm 2013. Năm 2015, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 114.732 triệu đồng, tăng 14,8% lần so với năm 2014. Thu bổ sung có mục tiêu là 46.609 triệu đồng, giảm 3,3% năm 2014. Thu cân đối là 68.123 triệu đồng, tăng 31,6% so với năm 2014. Năm 2015 huyện Bố Trạch tiếp tục thực hiện đề án xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy huyện đã chú trọng đầu tư các nhiệm vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chủ yếu là lĩnh vực cơ sở hạ tầng theo tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Năm 2016 ngân sách cấp trên bổ sung cho NSX là 109.008 triệu đồng. Năm 2016, cũng là năm huyện Bố Trạch và các xã trên địa bàn huyện đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, nhiều dự án cơng trìnhđãđược phê duyệt và được cấp vốn đầu tư, vì vậy mà số thu bổ sung có mục tiêu đạt cao.
Về số thu bổ sung cân đối qua các năm cho thấy, hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn huyện vẫn chưa tự cân đối được ngân sách, vẫn phải trông chờ vào ngân sách của cấp trên. Số thu bổ sung cân đối tăng dần qua các năm là do tốc độ tăng chi thường xuyên của ngân sách xã lớn hơn tốc độ tăng thu nội địa cân đối ngân sách, các xã chưa chủ động bồi dưỡng và khai thác hết nguồn thu trên địa bàn, nhiều nguồn thu cịn bị bỏ ngỏ, cơng tác quản lý các hộ kinh doanh bn bán cịn lỏng lẻo, điều này dẫn đến vừa không đảm bảo công bằng vừa thất thu chongân sách xã.
Bảng 2.12. Quyết toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Số quyết toán 2014/2013 Số quyết toán 2015/2014 Số quyết toán 2016/2015 ± % ± % ± % Tổng thu 192.477 211.841 19.364 110,1 230.761 18.919 108,9 263.128 32.367 114,0
1. Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp 108.217 111.872 3.655 103,4 116.029 4.157 103,7 154.120 38.091 132,8 -Thu hưởng 100% 61.415 77.185 15.770 125,7 71.533 -5.652 92,7 96.783 25.250 135,3
- Các khoản hưởng tỷ lệ 46.802 34.687 -12.115 74,1 44.496 9.809 128,3 57.337 12.841 128,9
2. Bổ sung từ ngân sách cấp trên 84.260 99.969 15.709 118,6 114.732 14.762 114,8 109.008 -5.724 95,0 -Thu cân đối 42.203 51.772 9.569 122,7 68.123 16.351 131,6 63.141 -4.982 92,7
- Thu bổ sung có mục tiêu 42.057 48.197 6.140 114,6 46.609 -1.589 96,7 45.867 -742 98,4
b. Thu ngân sách trên địa bàn
Số thu ngân sách trên địa bàn các xã trong những năm qua có số vượt so với dự tốn cao như trên là do chưa có sự phù hợp trong cơng tác giao dự tốn và chấp hành dự toán thu. Khi thực hiện giao dự toán thu cho các xã, thị trấn vẫn còn nặng về tư tưởng giao theo “chỉ tiêu an toàn”, chưa thực hiện giao theo “chỉ tiêu phấn đấu”. Do đó, việc hồn thành kế hoạch thu hàng năm thường khả thi ngay từ khi giao kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình chấp hành dự tốn thu thì các xã, thị trấn thu theo thực tế các đối tượng làm phát sinh khoản thu (tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập của cá nhân, tổ chức thầu khốn các khoản quỹ đất cơng, đất cơng ích,…). Qua quá trình kiểm tra tại các đơn vị thấy rằng khả năng huy động các nguồn thu trên thực tế cao hơn rất nhiều so với dự toán được giao.
Quyết toán thu ngân sách xã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc huy động các nguồn thu. Trong những năm qua, Ban tài chính các xã, thị trấn cũng đã tích cực tham mưu, triển khai các giải pháp huy động nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn thu trên địa bàn. Một số giải pháp đãđược triển khai thực hiện như: kiểm tra, rà soát lại các hợp đồng giao thầu khốn; kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ tài chính của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh; đôn đốc, thu hồi các khoản nợ đọng về thuế. Phối hợp với Chi cục thuếhuyện, Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách của huyện triển khai các đợt tuyên truyền, vận động, đôn đốc thu nộp thuế. Thực hiện xử phạt các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về thuế (trốn thuế, chậm nộp thuế) để đảm bảo mục tiêu tăng tính cân đối ngân sách xã.
Tuy nhiên, qua 3 năm 2014-2016 có một số xã chưa thực hiện tốt việc khai thác các nguồn thu. Việc hụt thu cân đối ngân sách đồng nghĩa với việc chi cân đối ngân sách cũng điều chỉnh giảm dự toán tương ứng. Để đảm bảo tính cân đối ngân sách, bên cạnh việc thực hiện sắp xếp các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, tiết kiệm. UBND các xã trên cũng bố trí kinh phí từ nguồn dự phịng ngân sách để bù đắp hụt thu, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.