Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã của huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Tình hình cơ bản về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã của huyện Bố Trạch

2.1.4.1. Giới thiệu về Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện

Phịng Tài chính - Kế hoạch là một trong hệ thống các phịng, ban chun mơn trực thuộc thuộc UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là bộ phận tham mưu, giúp việc cho UBND huyện về các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, giá, kế hoạch và đầu tư trong trong phạm vi phân cấp theo đúng chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu: tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý tài chính ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn trên tồn địa bàn huyện.

Hiện nay, phịng Tài chính - kế hoạch gồm 2 bộ phận là: bộ phận Quản lý ngân sách nhà nước và kế hoạch hóa. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phịng Tài chính - Kế hoạch của UBND huyện Bố Trạch theoHình 2.2.

Hình 2.2. Tổ chức bộ máy Phịng Tài chính - Kế hoạch

Nguồn: UBND huyện Bố Trạch Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận- từng cấp

Bộ phận quản lý ngân sách: Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng ngân sách toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc xây dựng dự tốn ngân sách, phân bổ dự tốn NSNN cho tồn huyện.

- Thường xuyên thực hiện việc theo dõi cấp phát cho các đơn vị, các xã, thị trấn, các cơng trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,…

- Tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN cho UBND huyện, Sở Tài chính một cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Phụ trách các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán về nghiệp vụ quản lý ngân sách, tài chính (chuyên quản).

- Quản lý và cấp biên lai thu tiền cho các xã, thị trấn.

TRƯỞNG PHÒNG PHĨ TRƯỞNG PHỊNG (Phụ trách kế tốn) PHĨ TRƯỞNG PHỊNG (Phụ trách ngân sách) CÁN BỘ NGHIỆP VỤ KẾ TỐN THU, CHI NGÂN SÁCH KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CÁN BỘ CHUYÊN QUẢN

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị, các xã, thị trấn trong huyện. Đồng thời thực hiện việc tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp tỉnh.

Bộ phận Kế hoạch hóa: Đây là bộ phận chủ yếu làm công tác tham mưu cho UBND huyện về xây dựng kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện của huyện. Bên cạnh đó bộ phận này cịnđược giao quản lý một số chương trình, dự án của huyện.

Có thể nói rằng, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho UBND huyện trong quá trình quản lý ngân sách của huyện, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, từ đó thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển .

Ngân sách xã, thị trấn là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách huyện, nó có ảnh hưởng chung đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bố Trạch.

2.1.4.2. Ban Tài chính cấp xã

a. Chức năng, nhiệm vụ

Ban Tài chính xã, phường cótrách nhiệm tham mưu giúp Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý tài chính, ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác theo quy định của nhà nước và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp xã và cơ quan tài chính cấp huyện (thịxã);

Xây dựng dự tốn ngân sách xã theo hướng dẫn của cơ quan Tài chính cấp trên trình UBND xã xem xét,để trình Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.

Phối hợp với cơ quan thuế và các ban, ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu ngân sách theo quy định của Nhà nước.

Tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã theo phân cấp.

Quản lý các quỹ cơng chuyên dùng của xã (Quỹ quốc phòng an ninh, Quỹ đền ơn đáp nghĩa…) và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân do huy động đãđược Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.

Quản lý tài sản công tại xã theo phân cấp quản lý tài sản theo quy định của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dântỉnh.

Quản lý các hoạt động sự nghiệpcủa xã, bao gồm các hoạt động của Trạm Y tế, Trường mầm non, các hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm ao hồ, đất đai, tài nguyên, bến bãi do UBND xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các đơn vị sự nghiệp ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ theo quy định của pháp luật.

Quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến quản lý tài sản công tại xã: Quản lý đất đai, các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng như trụ sở xã, trường học, đường giao thông nông thơn, cơng trình thủy lợi…, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, gửi báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

b. Tổ chức bộ máy và biên chế

Cơng tác tài chính xã được Chủ tịch UBND xã phân cơng cho Phó chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế, tài chính và Kế tốn xã thực hiện, tham mưu giúp UBND xã tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của xã. Cơng chức Tài chính - Kế tốn xã là người có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ Trung cấp tài chính kế tốn trở lên. Cơng chức Tài chính - Kế tốn xã có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Tài chính xã quản lý hoạt động thu chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã. Thủ quỹ hiện nay chủ yếu là cán bộ Văn phòng - thống kê kiêm nhiệm.

Biên chế cơng chức Tài chính - Kế tốn xã thực hiện theo Quy định của Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch về việc giao số lượng, chức danh cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn. Hiện nay số lượng cơng chức tài chính - kế tốn của các xã trên địa bàn huyện Bố Trạch chủ yếu bố trí được 01 người, ngồi ra một số xã có thêm số lượng cán bộ hợp đồng theo chỉ tiêu.

2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với cơng tác quản lý NSNN trênđịa bàn huyện Bố Trạch địa bàn huyện Bố Trạch

2.1.5.1. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội của huyện

Kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, chuyển mạnh sang hướng tăng dịch vụ, giảm tỷ trọng nơng nghiệp nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Tiềm năng, thế mạnh được xác định và khai thác hợp lý đãđưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện,từng bước đáp ứng đượccác yêu cầucủathị trường. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2015 đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởngbình quân 4,42%/năm. Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 46 ngàn tấn.Sản lượng đánh bắt, ni trồng bình qn hàng năm đạt trên 20,1 ngàn tấn. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bước đầu, bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc.Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nơng thơn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hàng năm giá trị tăng thêm đạt 433 tỷ đồng.Các loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh. Du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế chiến lược. Thu ngân sách trên địa bàn tiến bộ vượt bậc, số thu qua các năm đạt ở mức cao, bình quân hàng năm đạt 142,6 tỷ đồng. Các loại hình kinh tế tiếp tục có bước phát triển, các cơ sở sản xuất đã giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động mỗi năm, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, tạo sự chuyển biến tích cực trong các mặt đời sống và an sinh xã hội. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng mũi nhọn tiếp tục được khẳng định, chất lượng đại trà có tiến bộ. Nguồn nhân lực của huyện có chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, luôn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.Cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm có bước tiến đáng kể đã tạo thuận lợi cho nhiều lao động nông thôn học nghề và tạo việc làm, tăng thu nhập.Nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ, cơ bản đã làm tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố” được nhân dân hưởng ứng sâu rộng, đạt kết quả tích cực. Các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm chỉ đạo, đưa lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,3% vào cuối năm 2015. Thu nhập bình quânđầu người hàng năm

tăng nhanh.Quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy địnhcác chính sách an sinh xã hội.

2.1.5.2. Những thuận lợi đối với công tác quản lý NSNN

Kinh tế phát triển, do đó có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách;

Người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong thu NSNN.

Là một huyện hội tụ đầy đủ hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường biển; có các tuyến đườnggiao thông huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ tạo thành mạng lưới giao thơng ngang - dọc tương đối hồn chỉnh. Hơn nữa, Bố Trạch cịn có cửa khẩu Cà Rng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, danh thắng nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần 2. Có đường bờ biển dài 24 km, hình thành các khu du lịch, điểm dịch vụ, có bãi tắm Đá Nhảy... thu hút đơng đảo khách tham quan trong và ngồi nước.

Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý NS ln được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lượng và cả chất lượng.

2.1.5.3. Những khó khăn đối với với cơng tác quản lý NSNN

Việc quản lý thu NSNN cịn gặp khó khăn do tính chất quy mơ kinh doanh nhỏ lẻ, việc kinh doanh buôn bán của các hộ nhỏ lẻ chưa ổn định, nề nếp. Một số hộ buôn bán chưa tự giác, cộng tác với cơ quan thuế trong việc kê khai kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế dẫn đến tình trạng còn thất thu thuế, nhất làở các làng nghề.

Với tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh. Tình trạng cho thuê đất của nhà nước diễn ra trên địa bàn lớn; việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở một số dự án không hiệu quả, đất đai bị bỏ trống, nhàở xây dựng khơng có người ở gây lãng phí tiền của, thất thu NSNN.

Do yêu cầu phát triển nhanh, mạnh theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi vốn NSNN trên địa bàn cịn có hạn.

Do trình độ của một số cán bộ làm cơng tác quản lý ngân sách cịn hạn chế nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán các xã nhiều tuổi đời công tác.

Do địa bàn rộng với nhiều dân tộc cùng sinh sống, dẫn đến quá trình truyền đạt hướng dẫn người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ đóng thuế cịn nhiều hạn chế.

2.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình Trạch, tỉnh Quảng Bình

Quản lý ngân sách cấp xã trênđịa bàn huyện Bố Trạch là quản lý toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi NSNN hàng năm qua các khâu: Lập dự toán NSNN; Chấp hành dự toán NSNN; Quyết toán NSNN và Kiểm tra, thanh tra NSNN cấp xã.

2.2.1. Công tác lập dự tốn Ngân sách xã

Cơng tác lập dự toán được coi là khâu quan trọng nó quyết định hoạt động thu chi ngân sách trong một năm. Vì vậy nó phải được lập trên cơ sở các quy định theo yêu cầu, đầy đủ căn cứ và được lập theo đúng trình tự quy định. Để thấy rõ hơn về thực trạng cơng tác lập dự tốn ngân sách xã, trên cơ sở nghiên cứu 30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bố Trạch thông qua số liệu dự tốnPhịng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Khái qt tình hình lập dự tốn NSX của các xã trên địa bàn huyện: Hàng năm Ban Tài chính các xã tiến hành công tác xây dựng dự tốn NSNN của địa phương mình trình UBND xã và báo cáo HĐND xã để xem xét và gửi UBND huyện, Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện trực tiếp thẩm tra dự toán của các xã, tổng hợp và báo cáo UBND huyện, trên cơ sở đó UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã. Khi nhận được quyết định chính thức giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách xã của UBND huyện, UBND xã hồn chỉnh dự tốn thu, chi cân đối ngân sách xã, lập phương án phân bổ ngân sách xã sauđó trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán trước ngày 31/12 của năm trước. Dự toán ngân sách xã sau khiđược HĐND xã phê duyệt, UBND xã báo cáo UBND huyện và Phịng Tài chính - Kế hoạch của huyện đồng thời cơng khai dự tốn ngân sách xã theo chế độ cơng khai tài chính do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2.2.1.1. Cơng tác lập dự tốn thu Ngân sách xã

Lập dự toán thu ngân sách xã là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách, đây là quá trìnhđánh giá phân tích giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính, từ đó xác lập các chỉ tiêu thu một cách đúng đắn, khoa học. Cơng tác lập dự tốn thu ngân sách xã trênđịa bàn qua 3 năm 2014- 2016 được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.4. Tình hình dự tốn thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Dự toán 2014/2013 Dự toán 2015/2014 Dự toán 2016/2015

± % ± % ± %

Tổng thu 163.945 166.116 2.171 101,3 177.262 11.146 106,7 200.475 23.213 113,1

1. Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp 93.912 87.400 -6.512 93,1 95.892 8.492 109,7 119.728 23.836 124,9

-Thu hưởng 100% 63.507 63.789 282 100,4 66.853 3.064 104,8 84.490 17.637 126,4

- Các khoản hưởng tỷ lệ 30.405 23.611 -6.794 77,7 29.039 5.428 123,0 35.238 6.199 121,3

2. Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 70.033 78.716 8.683 112,4 81.370 2.654 103,4 80.747 -623 99,2 -Thu cân đối 42.203 42.203 0 100,0 42.203 0 100,0 42.203 0 100,0 - Thu bổ sung có mục tiêu 27.830 36.513 8.683 131,2 39.167 2.654 107,3 38.544 -623 98,4

Qua Bảng 2.4, cho thấy công tác lập dự toán thu ngân sách xã huyện Bố Trạch phù hợp theo quy định của Luật NSNN, tỷ lệ tăng thu ngân sách qua các năm từ 10%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)