Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 29 - 33)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

2.2. Cơ sở lý thuyết

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của luận án, chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, có hay khơng sử ảnh hưởng của lý thuyết về QBC của bị can, bị

cáo nói chung và bị can, bị cáo là người CTN nói riêng đến hiệu quả cơ chế đảm bảo thực thi quyền này?

Thứ hai, những yếu tố nào tạo nên tính chất đặc thù của bị can, bị cáo là

người CTN như chủ thể đặc biệt tham gia hoạt động tố tụng? Những yếu tố này là

bất biến hay có thể thay đổi theo sự thay đổi của môi trường sống (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…)?

26

Thứ ba, tính chất đặc thù của bị can, bị cáo là người CTN như chủ thể đặc

biệt tham gia tố tụng đã được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong quy định pháp luật về

QBC của các chủ này hay chưa?

Thứ tư, nếu như quy định pháp luật hiện hành về QBC của bị can, bị cáo là người CTN đã thể hiện đầy đủ yếu tố đặc thù của các chủ thể này thì việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn diễn ra như thế nào? Có hay khơng sự sai lệch giữa quy định pháp luật (tạm gọi - pháp luật trên giấy) và thực tiễn áp dụng? Nếu có sự sai lệch thì nguyên nhân xuất phát từ đâu? Việc thiếu quy định pháp luật hay có quy định pháp luật nhưng tính chất chung chung, khái quát của kỹ thuật lập pháp cho phép người áp dụng hiểu và vận dụng pháp luật theo cảm quan cá nhân hay không? Sự ảnh hưởng từ nhận thức, ý thức của người áp dụng pháp luật đến hiệu quả áp dụng pháp luật ở mức độ nào? Cần có những giải pháp nào để hạn chế sự vi phạm QBC của bị can, bị cáo là người CTN?

2.2.2. Lý thuyết nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền với tinh thần “thượng tôn pháp luật” và đề cao QCN. Các quan điểm của Đảng về CCTP cũng là cơ sở cho phương pháp luận của luận án.

Đề tài luận án có trọng tâm là QBC của bị can, bị cáo là người CTN nên lý

thuyết nghiên cứu của luận án sẽ bao gồm các khái niệm, học thuyết, định nghĩa

liên quan tới QCN nói chung và QBC của bị can, bị cáo là người CTN nói riêng. Trước tiên, phải nói tới học thuyết luật tự nhiên được hình thành từ thời Hy lạp cổ đại nhưng phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào thế kỷ XIII [48] dựa trên một trật tự chung – trao những quyền vốn có của con người cho tất cả mọi người. Các

quyền vốn có của con người vào thời điểm đó trong sâu thẳm tâm hồn nhân loại

được xem là quyền tự do không bị áp bức, quyền tự do lựa chọn và không bị chịu

những hành vi bạo lực. Giá trị của lý thuyết luật tự nhiên ở chỗ đã đặt nền móng

cho Cuộc cách mạng giải phóng của Hoa Kỳ với sự ra đời của Bản Tuyên ngơn độc lập và kế đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp với bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và

27

Dân quyền (1789). Cũng chính từ các bản tun ngơn này là sự hình thành của ngun tắc suy đốn vơ tội là một lý thuyết không thể thiếu trong việc xây dựng cơ chế đảm bảo QCN nói chung trong TTHS và QBC của bị can, bị cáo là người CNT nói riêng. Với vai trị là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về đặc điểm thể chất, tinh thần của người CTN, nội dung luận án sẽ là dựa trên học thuyết về sự phát triển của con người của Eric Erikson. Theo học thuyết này giai đoạn thứ 5 của con người có tên gọi giai đoạn vị thành niên (từ 13 đến 20 tuổi) mang đặc điểm có sự thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò. Nếu được học hỏi và có thêm những cảm nghiệm tích cực về bản thân, lịng tự hào, tự trọng, biết tơn trọng người khác sẽ được hình thành ở trẻ. Ngược lại, trẻ sẽ mất ý thức về giá trị và địa vị chính mình trong mối tương quan với xã hội và nhưng thái độ, hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn. Trên nền tảng của học thuyết về sự phát triển của con người trong khoa học luât hình sự hình thành học thuyết về tội phạm [85] và các nhánh lý thuyết về tội phạm như “lý luận

chung chung về cấu thành tội phạm” [83], “lý luận chung về định tội danh” [77],

[41]. Với học thuyết này việc quy định QBC và việc bảo đảm thực thi quyền này

cũng dựa trên cơ sở đặc điểm tâm, sinh lý của người CTN đòi hỏi cần có sự đánh

giá kỹ lưỡng, chuyên biệt đối yếu tố chủ thể tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm là 2 trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Bên cạnh các lý thuyết nền tảng nói trên, luận án sẽ được thực hiện dựa trên sự kế thừa, tiếp thu, đánh giá các khái niệm, định nghĩa như khái niệm QBC, khái niệm người CTN, khái niệm bị can, bị cáo, khái niệm phạm tội.

2.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu

Trong khả năng nhận định của chúng tôi giả thuyết nghiên cứu có thể xem là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu hoặc là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Theo quan điểm của chúng tôi đặt ra một giả thuyết sai vẫn cịn hơn khơng đặt ra một giả thuyết nào vì giả thuyết nghiên cứu sẽ giúp chúng tơi có định hướng rõ hơn trong nghiên cứu. Dựa theo các câu hỏi nghiên cứu đã được đưa ra, chúng tơi có các giả thuyết nghiên cứu như sau:

28

Giả thuyết thứ nhất, lý thuyết về QBC của bị can, bị cáo nói chung và bị can, bị cáo là người CTN nói riêng có ảnh hưởng đến hiệu quả cơ chế đảm bảo thực thi quyền này.

Giả thuyết thứ hai, yếu tố tâm, sinh lý là những yếu tố nào tạo nên tính chất đặc thù của bị can, bị cáo là người CTN như chủ thể đặc biệt tham gia hoạt động tố tụng. Những yếu tố này có thay đổi theo sự thay đổi của môi trường sống (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…).

Giả thuyết thứ ba, tính chất đặc thù của bị can, bị cáo là người CTN như chủ

thể đặc biệt tham gia tố tụng đã chưa được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong quy định

pháp luật về QBC của các chủ này.

Giả thuyết thứ tư, với các nguyên nhân khách quan, chủ quan, việc áp dụng quy định pháp luật về QBC của bị can, bị cáo là người CTN chưa có tính hiệu quả và cần phải có những giải pháp để hạn chế sự vi phạm QBC của bị can, bị cáo là người CTN.

2.2.4. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu

Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích, đánh giá) các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đó với mục đích bổ sung, hồn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới đối tượng nghiên cứu của luận án.

Luận án sẽ được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ pháp luật với các học thuyết khoa học cũng như thực tế cuộc sống, thực tiễn áp dụng pháp luật. Cách tiếp cận này sẽ cho phép đánh giá tính phù hợp, tính tương thích của quy định pháp luật với lý luận và thực tiễn. Kết cấu các chương của luận án phản ánh hướng tiếp cận này.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, việc đánh giá tính phù hợp, tính tương thích của quy định pháp luật Việt Nam về QBC của bị can, bị cáo là người CTN được tiếp cận theo hướng không chỉ gói gọn việc nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt Nam. Nhưng việc tiếp nhận kinh nghiệm nước ngoài nhằm hoàn thiện lý luận cũng như pháp luật Việt Nam liên quan tới đề tài sẽ theo hướng lấy các yếu tố

29

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam là căn cứ đánh giá mức độ tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài.

Các giải pháp như một trong những kết quả không thể thiếu của đề tài cũng

sẽ được đưa ra theo hướng – có sự phân biệt giải pháp trọng tâm và các giải pháp mang tính hỗ trợ và có sự đánh giá tính khả thi của việc đưa các giải pháp vào áp dụng.

2.2.5. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài dù ở mức độ dự kiến cũng sẽ gắn liền với các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu đã được xác định.

Luận án dự kiến đạt được các kết qua sau đây:

Thứ nhất, bổ sung, phát triển lý thuyết về QBC của bị can, bị cáo là người CTN phạm tội.

Thứ hai, làm rõ mối liên hệ giữa yếu tố tạo nên tính đặc thù của bị can, bị cáo là người CTN với việc cần thiết hình thành, phát triển chế định QBC cho đối tượng này cũng như cơ chế đảm bảo thực thi quyền.

Thứ ba, có được những giải pháp pháp lý cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi cơ chế đảm bảo QBC của bị can, bị cáo là người CTN.

2.2.6. Nội dung, kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục và

danh mục tài liệu tham khảo, luận án cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là

người chưa thành niên

Chương 2: Thực trạng quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Chương 3: Tăng cường bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)