Khái quát tình hình người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 117 - 118)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

2.2.1. Khái quát tình hình người chưa thành niên phạm tộ

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ cơng an) thì trong năm 2012 số trẻ em và người CTN vi phạm pháp luật là trên 13.000 em. Trong đó, người CTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện

có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%, từ đủ 14 tuổi đến

dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người CTN và trẻ em thực hiện.

Theo số liệu báo cáo thống kê của TAND tối cao về tình hình thụ lý, giải quyết các VAHS sơ thẩm có bị cáo là người CTN trong các năm từ 2007 đến năm 2012 của ngành Tịa án, thì: trong năm 2007 ngành Tịa án đã xét xử 5.466 bị cáo/3.845 vụ (trong đó có 1.366 bị cáo là người CTN); năm 2008 xét xử 4.581 bị cáo/3.216 vụ (trong đó có 1.145 bị cáo là người CTN); năm 2009 xét xử 3.710 bị cáo/2.722 vụ (trong đó có 927 bị cáo là người CTN); năm 2010 xét xử 3.418 bị cáo/2.582 vụ (trong đó có 854 bị cáo là người CTN); năm 2011 xét xử 3.243 bị cáo/2.355 vụ (trong đó có 810 bị cáo là người CTN); năm 2012 xét xử 6.180 bị cáo/ 4.557 vụ (trong đó có 1.545 bị cáo là người CTN) (phụ lục 10).

Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của VKSND tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người CTN tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người; một số tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng. Trong đó, tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người CTN thực hiện.

114

Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người CTN thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà cịn xảy ra ở các vùng nơng thơn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi tồn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ người CTN vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Phần lớn các vụ án do người CTN gây ra là trên địa bàn đơ thị (chiếm hơn 70%), trong đó tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí

Minh, Đồng Nai…Đây cũng là nhóm có xu hướng tái phạm tội rất cao (khoảng

35%).

Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, số vụ và số lượng người CTN vi phạm pháp luật và phạm tội có chiều hướng ngày càng

gia tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do

người CTN thực hiện ngày càng nghiêm trọng và ngày càng trẻ hóa tội phạm.

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)