Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 147 - 156)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên

của bị can, bị cáo là người chưa thành niên

Qua sự phân tích các quy định của Bộ luật TTHS 2003, các văn bản pháp luật khác có liên quan và thực tiễn áp dụng các quy định này đã khắc họa rõ nét QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS. Lịch sử TTHS Việt Nam hơn 50

144

năm qua đã ghi nhận, khẳng định và ngày càng bảo đảm QBC của bị can, bị cáo nói

chung trong TTHS, trong đó, QBC của người CTN phạm tội được đặc biệt coi

trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên có lúc, có nơi chế định QBC chưa được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ và thực chất. Thực trạng nói trên có thể xuất phát từ sự bất cập, hạn chế, vướng mắc của pháp luật, từ chính sự nhận thức yếu kém của đội ngũ những người làm công tác THTT, từ NBC và cũng có thể xuất phát từ sự thiếu tơn trọng và tạo điều kiện cho NBC thực thi sứ mệnh của mình từ phía các cơ quan THTT… chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm trong tình hình mới. Bộ luật TTHS cần được sửa đổi, bổ sung một cách tồn diện, nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị

quyết của Đảng về CCTP, cũng như hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục

điều tra, truy tố, xét xử các vụ án người CTN, kể cả về các mặt các quyền và nghĩa vụ tố tụng và người tham gia tố tụng nhằm tăng cường bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN và để từ đó tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án người CTN một cách đúng đắn, khách quan tồn diện và có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm là người CTN. Bên cạnh đó, để thành lập được Tịa án người CTN và các CQĐT, truy tố chuyên trách địi hỏi phải có một hệ thống hồn chỉnh các văn bản pháp luật TTHS và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN phải trên phương hướng chung là tiếp tục phát triển, hoàn thiện những quy phạm pháp luật về thực hiện QBC và cơ chế bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN hiện có. Đồng thời bổ sung các quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện QBC và cơ chế bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN cho thật sự đầy đủ, rõ ràng và bảo đảm thực hiện. Trong phạm vi luận án, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về điều tra, truy tố và xét xử. Chúng ta cần phải có những hoạt

động hệ thống, củng cố lại các quy phạm pháp luật và cơ chế thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN đang tồn tại để phát hiện những cản trở, thiếu sót đang tồn

145

tại mà tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời, như xác định những văn bản pháp luật hiện hành trong đó có quy định những thủ tục, quy trình tố tụng, yêu cầu về chứng cứ, hoặc trách nhiệm báo cáo có thể gây khó khăn hoặc cản trở thái quá cho những trẻ em là người CTN vi phạm pháp luật; rà sốt lại cơng tác điều tra hiện tại, các

chính sách quản lý trường hợp và báo cáo trường hợp để đảm bảo rằng các hoạt

động và chính sách này được xây dựng, hướng dẫn rõ ràng và thiết thực về phương pháp tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo hướng nhạy cảm đối với các chủ thể này, và sửa đổi những chính sách đó nếu cần thiết; xây dựng một chính sách riêng về điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người CTN và đảm bảo rằng chính sách đó phù hợp với luật pháp quốc tế và được thực hiện có hiệu quả, cụ thể:

- Trên thực tế, phần lớn người THTT đối với trường hợp bị can, bị cáo là người CTN cịn có những điểm chưa đáp ứng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật TTHS 2003 quy định: “Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố

tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết về

tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội

phạm của người CTN” là khơng có tính khả thi, vì các u cầu này cịn mang tính

chung chung, chưa được cụ thể hóa thành những tiêu chí cụ thể và trên thực tế nhiều trường hợp khi tiến hành TTHS đối với trường hợp người CTN phạm tội, những người THTT lại dựa trên kinh nghiệm và đường lối TTHS áp dụng đối với người thành niên. Do đó, các cơ quan THTT cần có sự chun mơn hóa về tổ chức cũng

như về nguồn nhân lực để giải quyết các vụ án về người CTN. Vì lẽ đó, điều tra

viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải là những người được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người CTN và phải có kinh nghiệm trong hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của người CTN. Chúng tôi kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 302 như sau: “Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố

146

học, khoa học giáo dục chuyên sâu cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động đấu

tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên”.

- Về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Tại Điều 306 Bộ luật TTHS có sử dụng cụm từ “đại diện của gia đình”. Như đã phân tích tại chương II của luận án, chúng ta thấy được khái niệm “đại diện của gia đình” rộng hơn khái niệm “người đại diện hợp pháp” của người CTN, vì người đại diện hợp pháp chỉ bao gồm cha, mẹ, người đỡ đầu cịn người đại diện gia đình cịn có thể là ơng, bà, chú, bác, cơ, dì, anh, chị em có trách nhiệm ni dưỡng, giáo dục người CTN. Trong các quy định của Bộ luật TTHS về việc tham gia tố tụng của bị can, bị cáo là người CTN cũng chỉ nhắc đến một cách chung chung một số quyền, nghĩa vụ

của người đại diện hợp pháp khi tham gia bảo vệ quyền, lợi ích cho họ. Điển hình

như Điều 57 (lựa chọn và thay đổi NBC), Điều 304 (việc giám sát bị can, bị cáo là

người CTN), Điều 305 (bào chữa)… Người đại diện gia đình chỉ được đề cập đến

trong Điều 306 chỉ có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều luật này. Mặc dù

Điều 306 cũng quy định họ có các quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng nhưng quyền và nghĩa vụ đó phải phụ thuộc vào quyết định yêu cầu của CQĐT, Viện kiểm sát và Tịa án. Khi được hỏi có được CQĐT mời tham dự các buổi lấy lời khai, hỏi cung của con em mình khơng, có 46% người đại diện hợp pháp trả lời là có; 47% khơng được mời và 7% khơng có ý kiến (phụ lục 9). Hiện nay có rất nhiều ý kiến cho rằng

khái niệm đại diện gia đình và đại diện hợp pháp là đồng nhất nhau. Nếu chúng ta

đồng nhất hai khái niệm này sẽ dẫn đến cách hiểu là người đại diện gia đình cũng có quyền giám sát bị can, bị cáo là người CTN hay có thể tự mình thực hiện QBC cho bị can, bị cáo trong trường hợp họ khơng mời NBC cho mình. Chính vì khơng được quy định cụ thể để đảm bảo các quyền, nghĩa vụ của mình, nên trên thực tế những chủ thể này thường bị các cơ quan THTT lạm quyền và do đó sự tham gia của họ khơng những không bảo vệ được quyền lợi của người CTN mà đơi khi nó trở thành hình thức. Đây là một quy định chưa chặt chẽ và rõ ràng. Để tránh sự lạm quyền của các cơ quan THTT, bảo vệ quyền của bị can, bị cáo là người CTN thì Bộ luật TTHS

147

cần làm rõ vai trò của các chủ thể trong Điều 306. Từ lẽ đó, chúng tơi đề nghị thay cụm từ đại diện của gia đình thành đại diện hợp pháp. Và nếu coi đại diện hợp pháp là người tham gia tố tụng thì cần quy định cho họ các quyền, nghĩa vụ cụ thể chứ

không phải như hiện nay là theo quyết định của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án

(khoản 1 Điều 306). Theo hướng đề nghị về thuật ngữ và tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp trên đây, chúng tôi kiến nghị sửa đổi các khoản 2 và 3 Điều 306 Bộ luật TTHS như sau:

Nếu trước đây chỉ trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại CQĐT mới phải có mặt đại diện gia đình bị can thì hiện nay trong bất kể trường hợp nào nếu người bị bắt, tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là

người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này bắt buộc phải có mặt của đại diện gia đình. Trong khi đó tại Điều 9 CƯQT về quyền trẻ em

quy định: “1. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị buộc

phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền, tuân theo sự xem xét của pháp luật, quyết định rằng theo luật pháp và các thủ tục thích hợp thì việc cách ly như thế là cần thiết cho những lợi ích tốt nhất của trẻ em. 2. Trong mọi quá trình tố tụng căn cứ theo khoản 1 của Điều này, tất cả các bên liên quan phải được tạo cơ hội tham gia quá trình tố tụng và bày tỏ quan điểm của mình”.

Tuy nhiên, vẫn có sự bất hợp lý trong quy định tại khoản 2 Điều 306, bởi các lý do sau:

+ Mục đích của việc có mặt của đại diện gia đình (đã đề nghị thay thế thành đại diện hợp pháp) bị can trong khi hỏi cung. Với đặc điểm tâm sinh lý của bị can, bị cáo là người CTN có trình độ nhận thức pháp luật hạn chế đã tạo nên sự bất lợi cho các em trong quá trình tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan THTT. Do vậy, việc có mặt đại diện hợp pháp trong khi hỏi cung bị can sẽ

148

đảm bảo cho hoạt động tố tụng được diễn ra công bằng, khách quan hơn. Sự tham gia của đại diện hợp pháp cũng sẽ tạo ra tâm lý bình tĩnh, vững tin, thoải mái và khơng e dè, lo sợ cho bị can là người CTN giúp các em khai báo trung thực hơn. Chính từ điều này giúp cho các cơ quan THTT giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện hơn.

+ Tại khoản 2 Điều 306 Bộ luật TTHS quy định: “người bị tạm giữ, bị can từ

đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm

thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác”. Như vậy, nếu

người CTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà khơng có nhược điểm về tâm thần

hoặc thể chất hoặc thuộc trong những trường hợp cần thiết khác thì khi lấy lời khai

hoặc hỏi cung người này thì khơng bắt buộc phải có mặt đại diện hợp pháp. Như

chúng ta biết, bị can, bị cáo CTN là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Cho nên việc áp dụng các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo là

người CTN là từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, trong đó có hoạt động lấy lời khai, hỏi

cung bị can. Theo chúng tôi, nhằm giúp cho người CTN có được sự tự tin, bình tĩnh, khai báo đầy đủ, trung thực về vụ án khi CQĐT hỏi cung, lấy lời khai thì pháp luật cần quy định trong mọi trường hợp khi lấy lời khai, hỏi cung những chủ thể này

phải có mặt của đại diện gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt

mà khơng có lý do chính đáng. Chính vì vậy, sự tham gia của đại diện hợp pháp của

người CTN là rất cần thiết. Để đảm bảo quyền lợi cho người CTN, đảm bảo hoạt

động tố tụng được khách quan, tồn diện chúng tơi cho rằng Bộ luật TTHS nên quy định: “trong mọi trường hợp, việc lấy lời khai, hỏi cung bị can tại Cơ quan điều tra

bắt buộc phải có mặt đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, trừ trường hợp

đại diện hợp pháp cố ý vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng”. Trên cơ sở những

phân tích trên, chúng tơi kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 306 như sau:

“1. Đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô

giáo, đại diện của nhà trường, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức

149

quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát, Tòa án.

2. Việc lấy lời khai, hỏi cung bị can tại Cơ quan điều tra bắt buộc phải có mặt đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, trừ trường hợp đại diện hợp pháp cố tình vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng.

Đại diện hợp pháp có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can, nếu điều tra viên không đồng ý phải ghi rõ lý do vào biên bản; được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc việc điều tra.

3. Khi Tòa án xét xử bị cáo là người chưa thành niên bắt buộc phải có mặt đại diện hợp pháp của bị cáo, trừ trường hợp đại diện hợp pháp cố ý vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức.

Đại diện hợp pháp của bị cáo, đại diện của nhà trường và các tổ chức tham gia phiên tịa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án”.

Về xét xử, theo quy định tại khoản 1 Điều 307 Bộ luật TTHS: “Thành phần

Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…”. Hiện nay việc quy định chế định HTND trong Bộ luật TTHS là chưa cụ thể và có sự mâu thuẫn giữa Bộ luật TTHS với các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đã gây khó khăn rất nhiều cho việc áp dụng chế định này trên thực tế. Việc quy định như hiện nay sẽ tạo điều kiện cho Mặt trận

Tổ quốc và Hội đồng nhân dân các cấp lựa chọn HTND là giáo viên nhưng lại

không đảm bảo được quyền lợi của bị cáo là người CTN. Bởi vì, có rất nhiều người là giáo viên nhưng hoàn toàn khơng có kiến thức về tâm sinh lý, về khoa học giáo dục người CTN hoặc có nhưng rất ít (giáo viên mầm non, giáo viên giảng dạy bậc đại học…). Chỉ có những thầy cơ giáo ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ

thông mới được đào tạo về tâm sinh lý của người CTN và do thường xuyên tiếp

150

họ rất sâu sắc. Dù rằng những thầy cô giáo này đến tuổi nghỉ hưu hay chuyển sang cơng tác khác thì những hiểu biết về tâm sinh lý của người CTN cũng không thể mất đi. Do vậy, sự tham gia vào thành phần HĐXX của họ mới đạt được những

hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, trong định hướng sắp tới, nếu như thành lập Tịa

án người CTN thì thẩm phán phải là thẩm phán chuyên trách về gia đình và người CTN. Vì vậy, khơng chỉ Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 147 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)