Các giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 156 - 162)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

3.2.2. Các giải pháp về tổ chức

3.2.2.1. Thành lập Tòa án người chưa thành niên và các cơ quan chuyên trách khác

- Thành lập Tòa án người chưa thành niên: cùng với sự phát triển của đất

nước, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng được quan tâm, đặc biệt là sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

năm 1990. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp luật, tạo cơ sở

pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ trẻ em nói chung và người CTN trong các VAHS nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay nước ta vẫn chưa có một hệ thống tư pháp riêng đối với người CTN mà mới chỉ có một số quy định đặc thù về việc xử lý, giải quyết các VAHS mà bị cáo là người CNT. Thực tiễn giải quyết các vụ án trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ tội phạm do người CTN thực hiện vẫn có chiều hướng gia tăng, cơ cấu, tổ chức, tính chất tội phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng; có

153

khơng ít trường hợp đã bị Tịa án xét xử, áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc

nhưng hiệu quả của việc áp dụng hình phạt chưa cao, tỷ lệ người CTN tái phạm cịn nhiều. Trong khi đó, những mâu thuẫn nảy sinh trong các gia đình có xu hướng gia tăng, tác động tiêu cực đến tâm lý, quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em và người CTN là thành viên của gia đình. Với mơ hình tổ chức Tịa án như hiện nay thì đội ngũ làm công tác xét xử không phải là những thẩm phán chun trách, khơng phải thẩm phán nào cũng có kiến thức chuyên sâu và những kinh

nghiệm cần thiết để giải quyết các vụ việc liên quan đến người CTN; việc xét xử

vẫn được tiến hành trong những phòng xử án dùng để xét xử những người đã thành

niên phạm tội. Người CTN phạm tội phải đối diện pháp đình với thủ tục tố tụng

dành cho người lớn. Độ tuổi, sự nhận thức, điều kiện sống, hoàn cảnh phạm tội…

tất cả chỉ là những tình tiết dừng lại ở mức độ “xem xét” khi HĐXX quyết định bản án. Khi xét xử những vụ án có liên quan đến người CTN, dù họ tham gia với tư cách bị cáo hay bị hại, cũng nên có Tịa án dành riêng cho họ với những thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, nhà xã hội học chuyên về nhóm xã hội đặc thù này. Có như vậy, quyền lợi của người CTN mới được đảm bảo một cách đúng đắn nhất.

Vì vậy, ngày 05-11-2012, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, trong đó xác định: “Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu

quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em…Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia…”; Nghị quyết số

49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược CCTP đến năm 2020 đã đề ra phương hướng “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp

hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm…”.

Từ những yêu cầu về công tác xử lý người CTN vi phạm pháp luật, công tác

154

điểm tâm sinh lý của người CTN và góp phần hồn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp, đáp ứng yêu cầu CCTP đã được xác định trong các văn

kiện, nghị quyết của Đảng cho thấy việc xây dựng một mơ hình Tịa án chun

trách với các thủ tục tố tụng đặc biệt để giải quyết có hiệu quả các vụ việc về người CTN, giúp đỡ, hỗ trợ và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ em, người CTN là hết sức cần thiết. Việc thành lập Tòa án người CTN cũng là bước đi cụ thể để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ các quyền dân sự, chính trị, các quyền của trẻ em đã được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới.

- Thành lập các cơ quan chuyên trách khác: để việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN đạt hiệu quả một cách tối ưu, bên cạnh việc thành lập Tòa án người CTN chúng ta còn phải chú trọng tới việc nghiên cứu thành lập các bộ

phận chuyên trách ở CQĐT, Viện kiểm sát. Vì thủ tục đặc biệt giành cho người

CTN đều được thực hiện ở tất cả các giai đoạn TTHS. Thực tiễn cho thấy rất nhiều vụ án do người CTN thực hiện đã bị CQĐT vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

như khơng đề nghị Đồn luật sư yêu cầu Văn phòng luật sư cử NBC cho họ hoặc

khi hỏi cung bị can là người CTN, CQĐT đã khơng mời người đại diện gia đình,

thầy cô giáo hoặc tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, cũng giống như tình trạng của thẩm phán hiện nay, điều tra viên, kiểm sát viên đều không phải là những cán bộ chuyên trách để điều tra, truy tố với riêng một loại đối tượng là người CTN. Họ cũng chưa qua một khóa đào tạo chuyên sâu nào về các đặc điểm tâm sinh lý, khoa học giáo dục đối với người CTN hoặc có hiểu biết về vấn đề này nhưng rất hạn chế. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người CTN khi tham gia tố tụng, để các quy định của pháp luật được áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất, bên cạnh việc thành lập Tòa án người CTN, chúng ta cần phải nghiên cứu thành lập các bộ phận chuyên trách trong các CQĐT và Viện kiểm sát. Cụ thể, ở Phòng cảnh sát điều tra cấp tỉnh sẽ thành lập một ban chuyên trách để giải quyết những vụ án do người CTN thực hiện. Còn ở quận, huyện sẽ có ít nhất từ 1 – 3 cán bộ chuyên trách. Về phía Viện

155

kiểm sát cũng phải thành lập các bộ phận chuyên trách để giải quyết những vụ án do người CTN thực hiện. Mỗi Viện kiểm sát cấp tỉnh sẽ thành lập một ban chuyên trách để kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án mà bị

can, bị cáo là người CTN. Khi được hỏi CQĐT đang cơng tác hiện nay đã có

“phịng điều tra thân thiện” đối với trẻ em là người CTN phạm tội hay chưa, 100% ý kiến trả lời của điều tra viên cho rằng chưa có (phụ lục 7).

3.2.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực của người tham gia tố tụng hình sự

Đối với người CTN, do chưa đủ trưởng thành và thiếu kinh nghiệm sống, thường phải chịu sức ép tâm lý lớn hơn nhiều so với người thành niên khi phải tiếp

xúc với những người THTT như điều tra viên, kiểm sát viên hay các thành viên

HĐXX. Không những thế, trong con mắt của bị can, bị cáo là người CTN, những người THTT là những người đại diện cho quyền lực nhà nước. Vì thế, thái độ đúng mực, tâm lý cảm thông của các cán bộ này đối với người CTN có thể khiến cho người CTN có suy nghĩ tích cực về Nhà nước nói chung và hệ thống tư pháp hình sự nói riêng và ngược lại. Và cũng chính ý nghĩ tích cực hay tiêu cực này của người CTN về hành vi và cách xử sự của những người THTT sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thái độ và mong muốn cải tạo, phục hồi của người CTN trong tương lai cũng như ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của các em về bộ máy nhà nước.

Vì lý do đó, khơng phải ngẫu nhiên mà rất nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc xây dựng hệ thống Tịa án gia đình hoặc Tịa án người CTN với các thủ

tục tố tụng đặc thù, khác biệt với thủ tục TTHS chung, đã xây dựng một đội ngũ

điều tra viên, công tố viên, thẩm phán chuyên trách để xử lý các vụ án người CTN. Ở nước ta, mặc dù chưa có đội ngũ chuyên trách này, pháp luật TTHS có quy định

những yêu cầu đặc biệt đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thành phần HĐXX

trong vụ án người CTN xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đặc biệt các đối tượng này.

Khoản 1 Điều 302 Bộ luật TTHS quy định điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán THTT đối với người CTN phạm tội phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa

156

học giáo dục, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm là người CTN. Theo khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến dành cho điều tra viên, có 90% điều tra viên cho rằng khơng được đào tạo chuyên sâu về điều tra những VAHS có người CTN tham gia (phụ lục 7). Khi được hỏi về việc có được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử những vụ án do người CTN thực hiện hay khơng, có 88% thẩm phán trả lời khơng được đào tạo chuyên sâu. Có 72% thẩm phán góp ý kiến về việc đưa ra giải pháp đào tạo đội ngũ những người THTT chuyên về công tác điều tra, truy tố, xét xử người CTN phạm tội; xây dựng đội ngũ luật sư có kiến thức chuyên sâu về người

CTN (phụ lục 2). Cần lưu ý rằng, để có thể hiểu biết thấu đáo về hoạt động đấu

tranh phòng, chống tội phạm người chưa thành niên, người THTT nói chung và điều tra viên trong các vụ án người CTN nói riêng, cần khơng những hiểu biết về thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm của người CTN mà cịn cần có đủ kiến thức về các chuẩn mực quốc tế về tư pháp người CTN, theo nội dung chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng chuẩn về tâm lý, khoa học giáo dục người CTN, về kỹ năng thực hành trong công tác điều tra, truy tố và xét xử thân thiện đối với người CTN vi phạm pháp luật, nạn nhân và nhân chứng trẻ em.

Tất cả những yêu cầu này đều nhằm đảm bảo rằng những người THTT khi tiếp xúc với bị can, bị cáo là người CTN sẽ có cách thức xử sự đúng mực, tâm lý, cảm thơng với các em, tìm được phương thức hợp lý để khêu gợi, thúc đẩy sự hợp tác của họ trong quá trình làm sáng tỏ vụ án, thấu hiểu những diễn biến tâm sinh lý của các em trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cũng như trong quá trình tham gia tố tụng, tìm ra được giải pháp thích hợp nhất để giúp các em nhận thức lỗi lầm, cải tạo và phục hồi. Do đó, cần tăng cường cơng tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ của những người làm công tác THTT.

3.2.2.3. Tăng cường đội ngũ luật sư, người bào chữa

Luật sư, NBC là người cùng với các cơ quan THTT góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội, bảo vệ dân chủ và công bằng. Với tư cách là một

157

chức danh tư pháp tham gia độc lập vào đời sống xã hội và tố tụng tư pháp, luật sư đóng vai trị ngày càng quan trọng trong các thiết chế dân chủ ở nước ta. Bảo đảm QBC của bị can, bị cáo được Bộ luật TTHS 1988 ghi nhận và Bộ luật TTHS 2003 kế thừa. Vấn đề này được quy định thành một trong những nguyên tắc quan trọng,

thể hiện thái độ và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân nói

chung và bị can, bị cáo nói riêng. Bảo đảm được quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa cho mình khi tham gia TTHS là thể hiện được sự văn minh, dân chủ trong quá trình tố tụng. Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trị của NBC nói chung và luật sư nói riêng trong hệ thống các cơ quan tư pháp, đề ra nhiều

biện pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của luật sư. Hoạt động bào chữa trong

TTHS chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi hội đủ ba điều kiện cần thiết, đó là điều kiện về pháp lý, điều kiện về tổ chức và điều kiện về con người. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động bào chữa phải là việc nâng cao năng lực trách nhiệm của những người làm công tác bào chữa. Để đạt được mục tiêu nói trên, theo chúng tơi, cần phải qn triệt các yêu cầu sau:

Một là, xây dựng đội ngũ những người làm cơng tác bào chữa thực sự có

năng lực, không chỉ thỏa mãn các điều kiện về tiêu chuẩn pháp luật mà cái chính ở đây là phải đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn tố tụng. Năng lực cá nhân, uy tín, kinh nghiệm của NBC có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả bào chữa. Bởi lẽ đó, đội ngũ những người làm công tác bào chữa phải được đào tạo chuyên sâu về người CTN (giống như xây dựng đội ngũ những người THTT chuyên trách), bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề.

Hai là, phải đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm công tác

bào chữa. NBC phải luôn là những người tôn trọng pháp luật và sự thật, trung thực trong hoạt động của mình, có nhiệt huyết và lương tâm nghề nghiệp.

158

Ba là, bổ sung và hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm tăng cường số lượng cũng như diện NBC tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người CTN phạm tội. Tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTHS 2003 quy định có ba loại NBC, đó là luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo và BCVND, nhưng trong thực tiễn THTT chỉ có luật sư tham gia bào chữa vào giai đoạn xét xử là chủ yếu. Trong khi đó, Luật TGPL được Quốc hội thơng qua ngày 29-6-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2007 có quy định về chức danh “trợ giúp viên pháp lý” là những công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn: có bằng

cử nhân luật, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có

chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL… và tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của đương sự trong các VAHS (Điều 21 Luật TGPL). Như đã phân tích tại Chương một của luận án, hiện nay có 9.190 cộng tác viên TGPL (145 cộng tác viên/ trung tâm), trong đó có hơn 1.000 luật sư tham gia với vai trò là cộng tác viên TGPL. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Luật TGPL (2006 – 2013) có

609.599 vụ việc được TGPL (101.600 vụ/năm). Tham gia TTHS 37.510 vụ việc,

trong đó có 50.161 vụ việc [120]. Kết quả đạt được trong công tác bào chữa rất khả quan như làm thay đổi tội danh có khung hình phạt nhẹ hơn hoặc hình phạt nhẹ hơn so với cáo trạng và chuyển hướng xử lý người CTN phạm tội… Vì vậy, cần bổ sung thêm Trợ giúp viên pháp lý vào khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTHS nhằm thu hút những

người có trình độ pháp lý nhất định được tham gia làm NBC để đáp ứng nhu cầu

hiện nay.

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 156 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)