2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người CTN
can, bị cáo là người CTN
Thời gian qua, công tác giải quyết những VAHS nói chung, trong đó có
những vụ án do người CTN thực hiện của các cơ quan THTT đã có những chuyển biến tích cực, nhằm thực hiện nhiệm vụ CCTP do Đảng và Nhà nước đề ra trong
Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02-01-2002 và Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02-
6-2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ chính trị. Với nhiệm vụ điều tra vụ án, CQĐT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Có thể nói, một nửa kết quả của việc giải quyết vụ án nằm ở giai đoạn điều tra. Do đó, bất cứ một sai sót hoặc vi phạm nào từ hoạt động của cơ quan điều tra cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến số phận pháp lý của bị can. Hơn nữa, kết quả từ hoạt động của CQĐT sẽ là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố hay không truy tố bị can ra trước Tòa án và là cơ sở để Tòa án xem xét làm căn cứ khi xét xử
115
đối với bị cáo. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là người CTN phải được đảm bảo ngay ở giai đoạn này. Trách nhiệm bảo đảm QBC của bị can là người CTN trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về phía CQĐT. Để đảm bảo QBC, CQĐT phải tạo những điều kiện cho bị can tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Đối với cơ quan Viện kiểm sát, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có lĩnh vực hình sự ngày càng đạt hiệu quả cao. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và triển khai công tác kiểm sát năm 2012 của ngành VKSND cho biết: “mặc dù trong nước còn có khó khăn, suy thoái kinh tế toàn cầu, tội phạm gia tăng và diễn biến phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã vượt qua những thách thức. Nên kinh tế có sự chuyển biến tích cực, quốc phòng, an ninh được giữ vững, vị
thế của đất nước trên trường quốc tế được tăng cường. Trong tình hình chung của cả nước, chất lượng, hiệu quả của công tác của ngành kiểm sát tiếp tục có nhiều tiến bộ, được thể hiện ở những mặt sau: nâng cao được chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp…”. Nhìn chung các cấp kiểm sát đã thực hiện đúng thẩm quyền của mình trong việc xử lý án do người CTN thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật TTHS và BLHS. Viện kiểm sát với chức năng, nhiệm vụ vừa là cơ quan trực tiếp tiến hành tố tụng vừa là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng, cho nên Viện kiểm sát có vai trò rất lớn trong việc giải quyết VAHS, bảo đảm việc xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, nhất là đối với bị can, bị cáo là người CTN. Trong công tác xét xử, Tòa án các cấp đã thực hiện đổi mới một bước thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở quy định của Bộ luật TTHS và theo tinh thần CCTP. Tòa án đã tạo điều kiện, bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ, nhất là đối với bị cáo là người CTN. Việc phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và các chứng cứ trong hồ sơ.
Theo kết quả thống kê của một sốĐoàn luật sưở trường hợp bị can, bị cáo là người CTN nhờ người khác bào chữa cho mình (bào chữa chỉ định), như sau: Đoàn
116
luật sư Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2008 có 606 trường hợp; năm 2009 có 306 trường hợp; năm 2010 có 137 trường hợp; năm 2011 có 140 trường hợp; năm 2012 có 105 trường hợp (phụ lục 3). Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng: năm 2008 có 35 trường hợp; năm 2009 có 59 trường hợp; năm 2010 có 71 trường hợp; năm 2011 có 84 trường hợp; năm 2012 có 90 trường hợp (phụ lục 4). Đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang: năm 2008 có 191 trường hợp; năm 2009 có 321 trường hợp; năm 2010 có 388 trường hợp; năm 2011 có 182 trường hợp; năm 2012 có 254 trường hợp (phụ
lục 5). Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang: năm 2008 có 287 trường hợp; năm 2009 có 248 trường hợp; năm 2010 có 169 trường hợp; năm 2011 có 209 trường hợp; năm 2012 có 43 trường hợp (phụ lục 6). Với các số liệu thống kê trên tuy chưa phải là một con số đầy đủ, chính xác nhưng kết quả thống kê cho chúng ta thấy được các Đoàn luật sư đã phối hợp tốt, đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các cơ quan THTT về việc cử NBC chỉ định; không có trường hợp nào bị từ chối, gây cản trở cho các cơ quan THTT. Việc NBC tham gia tranh tụng đặc biệt đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN đã giúp cho hoạt động THTT đảm bảo tính dân chủ hơn và tình trạng oan sai từng bước được khắc phục, nhờ sự tham gia bào chữa của luật sư. Cũng qua số liệu trên, cho chúng ta thấy được các cơ quan THTT đã bảo đảm chỉ định NBC cho bị can là người CTN trong những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có NBC.
Nhìn chung, các cơ quan và người THTT đã nhận thức đúng đắn và toàn diện về những đặc điểm đặc thù của nhóm chủ thể tội phạm là người CTN, vì vậy, khi THTT, họ đã thận trọng, vận dụng đúng quy định của pháp luật trong việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với từng trường hợp cụ thể. Trong suốt quá trình tố tụng, từ khi người CTN tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo, các cơ quan THTT luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để NBC, gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN.
117