2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trên cở sở lý luận tại chương 1, luận án phân tích thực trạng thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS qua lịch sử lập pháp với các giai đoạn khác nhau và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật TTHS.
Qua nghiên cứu luận án đưa ra một số nội dung nhận xét khái quát về QBC của bị can, bị cáo là người CTN trước khi pháp điển hóa Bộ luật TTHS 1988: giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, các thủ tục tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người CTN chưa được quy định trong các văn bản pháp luật thời kỳ này. Hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN nhìn chung vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục dành cho bị can, bị cáo thành niên và khơng có
sự khác biệt. Tuy nhiên, trong một số văn bản đã thể hiện được việc bảo vệ các
QCN trong TTHS, trong đó có bị can, bị cáo là người CTN. Mặc dù các quy định này còn rất giản đơn nhưng cũng đã thể hiện được một số quyền của bị can, bị cáo khi tham gia tố tụng, như “người bị cáo được quyền bào chữa lấy hoặc mượn luật
sư”, một số quy định tiến bộ “nếu bị can khơng có ai bênh vực, ơng Chánh án có thể tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can cử người ra bào chữa cho bị can” (Điều
2 Sắc lệnh số 69/SL ngày 18-6-1949)… Hiến pháp 1959 ra đời không những là sự kế thừa các quy định của Hiến pháp 1946 trong thái độ đối với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em mà còn nâng cao, phát triển, bổ sung bằng những nội dung, phương diện mới. Những quy định trong Hiến pháp 1959, về cơ bản đã đảm bảo cho bị can, bị cáo nói chung được xét xử một cách công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt đảm bảo QBC cho bị can, bị cáo là người CTN ở các giai đoạn sau này. Khái quát quá trình phát triển thủ tục TTHS đối với người CTN trong giai đoạn này, có thể đưa đến một số nhận xét sau: về ưu điểm, bước đầu đã xây dựng được thẩm quyền THTT của các cơ quan THTT, xây dựng các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, đề cập đến các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Về nhược điểm, các văn bản pháp luật thời kỳ này vẫn chưa thể hiện được rõ nét các quyền và lợi ích hợp
134
pháp của bị can, bị cáo là người CTN thể hiện thông qua các quy định của pháp luật TTHS.
Từ năm 1975 đến trước khi ban hành Bộ luật TTHS 1988. Về ưu điểm, Nhà nước Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật TTHS quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, người THTT, các trình tự, thủ tục để điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trên cơ sở đó, các quy định này thể hiện rõ hơn việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người CTN khi tham gia TTHS, thể hiện quan điểm và chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với các chủ thể đặc biệt này. Tuy nhiên, nhược điểm là, mặc dù có nhiều văn bản pháp luật TTHS được ban hành nhưng các quy định này vẫn bộc lộ sự mâu thuẫn, thiếu tính đồng bộ, nội dung các quy định vẫn còn nhiều điểm chưa chặt chẽ dẫn đến những khó khăn nhất định cho các cơ quan THTT. Các quy định của thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN chưa được tập hợp một cách có hệ thống, chưa được quy định một cách thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng.
Bộ luật TTHS 1988 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập
pháp của nước ta. Lần đầu tiên trong Bộ luật TTHS đã có một chương riêng quy
định về thủ tục đối với bị can, bị cáo là người CTN (Chương XXXI). Các quy định thể hiện rõ nhất trong chương này là quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là
người CTN đã được đảm bảo hơn. Bên cạnh các quy định mang tính chất bảo vệ
quyền lợi cho bị can, bị cáo là người CTN khi tham gia tố tụng, Bộ luật TTHS còn quy định trách nhiệm đối với những người THTT. Xuất phát từ những quy định này, người THTT và cơ qua THTT đã biết chú ý hơn đến những thủ tục đặc biệt khi giải quyết những vụ án do người CTN thực hiện. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, một số quy định của Bộ luật TTHS đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, một số vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người CTN khi tham gia tố tụng vẫn chưa được pháp luật tố tụng đề cập đến, tình trạng oan sai trong quá trình giải quyết vụ án vẫn cịn xảy ra. Trước tình hình đó việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS cho phù hợp với tình hình thực tiễn, với cơng cuộc CCTP và đảm bảo QBC cho bị can,
135
bị cáo là người CTN là một việc làm mang tính cấp bách. Đó cũng là lý do có sự ra đời của Bộ luật TTHS sửa đổi, bổ sung năm 2003, đánh dấu một mốc quan trọng trong giai đoạn thực thi pháp luật TTHS tiếp theo.
Pháp luật TTHS về QBC của bị can, bị cáo là người CTN không phải là một chế định pháp luật có tính truyền thống lâu đời của pháp luật Việt Nam.Việc tổng kết lịch sử có ý nghĩa là tìm ra được những mặt tích cực và hạn chế trong các quy định trước đây. Các quy định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN khi chưa có Bộ luật TTHS đã chưa được tập hợp một cách có hệ thống, chưa được quy định một cách thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng nhưng cũng đã thể hiện được quan điểm, chính sách bảo vệ của Đảng và Nhà nước đối với bị can, bị cáo là người CTN. Sau khi Bộ luật TTHS được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thơng qua và có hiệu lực kể từ ngày 01-01-1989 đã có chương XXXI “Thủ tục về những vụ án mà bị can,
bị cáo là người chưa thành niên”. Qua các lần sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ
tục tố tụng đối với người CTN ngày một hoàn thiện hơn, QBC của người CTN ngày được bảo đảm và thực hiện trên thực tế nhiều hơn.
Trong chương này, tác giả đã dùng các số liệu thống kê của VKSND tối cao, TAND tối cao, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Báo cáo của các tổ chức Liên Hợp
quốc để chứng minh cho quá trình áp dụng các quy định của pháp luật TTHS và
thực tiễn thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN. Từ thực trạng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử bị can, bị cáo là người CTN cho thấy: các cơ quan THTT, người THTT đã chú ý đến những thủ tục đặc biệt dành cho người CTN mà pháp luật TTHS đã quy định, tôn trọng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể đặc biệt này. Các tổ chức xã hội, gia đình đã quan tâm đến người CTN hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động tố tụng, một mặt giúp các cơ quan THTT giải
quyết nhanh chóng, chính xác vụ án, một mặt đảm bảo quyền lợi cho người CTN.
Tình hình bào chữa cho người CTN tuy cịn nhiều hạn chế nhưng nhìn chúng có sự tiến bộ rõ nét, thể hiện tinh thần, thái độ của NBC, người đại diện hợp pháp.
136
Thực tiễn thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN đã phản ánh
những kết quả mà hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đã đạt được phản ánh
xu thế phát triển khách quan của thủ tục tố tụng đối với người CTN. Tuy nhiên,
thực tế cũng phản ánh những bất cập, hạn chế, vướng mắc của các cơ quan THTT trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng.
Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc đó là: pháp luật về TTHS đối với người CTN chưa thực sự phù hợp, thống nhất, cơng tác giải thích pháp luật chưa đầy đủ, kịp thời; các cơ quan THTT chưa thực sự đáp ứng và thực hiện tốt những quy định của pháp luật TTHS đối với người CTN; chúng ta chưa có đội ngũ những người THTT chuyên trách để giải quyết những vụ án này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN. Mặc dù, trong những năm qua ở nước ta đã có những cơng trình nghiên cứu, những hội thảo khoa học về bảo đảm QCN, trong đó nội dung chủ đạo bao giờ cũng tập trung về QBC của bị can, bị cáo là người CTN, hay tình hình người CTN phạm tội, nguyên nhân phạm tội, động cơ…các biện pháp phòng ngừa và xử lý đối với người CTN phạm tội v.v…cũng đã chỉ ra rằng một trong những bất cập, hạn chế, vướng mắc của hệ thống tư pháp đối với người CTN của nước ta là chưa có Tịa án chun biệt dành cho người CTN. Cũng do chưa có Tịa án cho người CTN nên người CTN là bị cáo, người bị hại hay
là người làm chứng đều phải đối diện pháp đình và thủ tục tố tụng dành cho người
lớn. Độ tuổi, sự nhận thức, điều kiện sống , hồn cảnh phạm tội…tất cả chỉ là những tình tiết dừng lại ở mức độ “xem xét” khi HĐXX quyết định bản án.
Tóm lại, những năm vừa qua, Việt Nam đã có những cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tư pháp đối với người CTN, trong đó có thủ tục tố tụng xét xử đối với người CTN. Tuy nhiên, để tạo môi trường điều tra, truy tố và xét xử thân thiện, đáp ứng những yêu cầu bảo vệ và thúc đẩy các quyền trẻ em và QBC
của người CTN theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là diễn biến tình hình tội phạm
người CTN, cần sớm sửa đổi, bổ sung những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật TTHS hiện hành là điều hết sức cần thiết.
137
CHƯƠNG 3