2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người CTN
can, bị cáo là người CTN
Thời gian qua, công tác giải quyết những VAHS nói chung, trong đó có những vụ án do người CTN thực hiện của các cơ quan THTT đã có những chuyển
biến tích cực, nhằm thực hiện nhiệm vụ CCTP do Đảng và Nhà nước đề ra trong
Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02-01-2002 và Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02- 6-2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ chính trị. Với
nhiệm vụ điều tra vụ án, CQĐT đóng vai trị rất quan trọng trong q trình giải
quyết vụ án. Có thể nói, một nửa kết quả của việc giải quyết vụ án nằm ở giai đoạn điều tra. Do đó, bất cứ một sai sót hoặc vi phạm nào từ hoạt động của cơ quan điều tra cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến số phận pháp lý của bị can. Hơn nữa, kết quả
từ hoạt động của CQĐT sẽ là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố hay không
115
đối với bị cáo. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là
người CTN phải được đảm bảo ngay ở giai đoạn này. Trách nhiệm bảo đảm QBC
của bị can là người CTN trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về phía CQĐT. Để đảm bảo QBC, CQĐT phải tạo những điều kiện cho bị can tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Đối với cơ quan Viện kiểm sát, công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có lĩnh vực hình sự
ngày càng đạt hiệu quả cao. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và triển khai công tác kiểm sát năm 2012 của ngành VKSND cho biết: “mặc dù trong nước cịn
có khó khăn, suy thối kinh tế tồn cầu, tội phạm gia tăng và diễn biến phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã vượt qua những thách thức. Nên kinh tế có sự chuyển biến tích cực, quốc phịng, an ninh được giữ vững, vị thế của đất nước trên trường quốc tế được tăng cường. Trong tình hình chung của cả nước, chất lượng, hiệu quả của công tác của ngành kiểm sát tiếp tục có nhiều tiến bộ, được thể hiện ở những mặt sau: nâng cao được chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp…”. Nhìn chung các cấp kiểm sát đã thực
hiện đúng thẩm quyền của mình trong việc xử lý án do người CTN thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật TTHS và BLHS. Viện kiểm sát với chức năng, nhiệm vụ vừa là cơ quan trực tiếp tiến hành tố tụng vừa là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng, cho nên Viện kiểm sát có vai trị rất lớn trong việc
giải quyết VAHS, bảo đảm việc xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, nhất là
đối với bị can, bị cáo là người CTN. Trong cơng tác xét xử, Tịa án các cấp đã thực hiện đổi mới một bước thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở quy định
của Bộ luật TTHS và theo tinh thần CCTP. Tòa án đã tạo điều kiện, bảo đảm cho
những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ, nhất là đối với bị cáo là người CTN. Việc phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và các chứng cứ trong hồ sơ.
Theo kết quả thống kê của một số Đoàn luật sư ở trường hợp bị can, bị cáo là người CTN nhờ người khác bào chữa cho mình (bào chữa chỉ định), như sau: Đoàn
116
luật sư Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2008 có 606 trường hợp; năm 2009 có 306 trường hợp; năm 2010 có 137 trường hợp; năm 2011 có 140 trường hợp; năm 2012 có 105 trường hợp (phụ lục 3). Đồn luật sư tỉnh Lâm Đồng: năm 2008 có 35 trường hợp; năm 2009 có 59 trường hợp; năm 2010 có 71 trường hợp; năm 2011 có
84 trường hợp; năm 2012 có 90 trường hợp (phụ lục 4). Đồn luật sư tỉnh Kiên
Giang: năm 2008 có 191 trường hợp; năm 2009 có 321 trường hợp; năm 2010 có 388 trường hợp; năm 2011 có 182 trường hợp; năm 2012 có 254 trường hợp (phụ
lục 5). Đồn luật sư tỉnh Tiền Giang: năm 2008 có 287 trường hợp; năm 2009 có
248 trường hợp; năm 2010 có 169 trường hợp; năm 2011 có 209 trường hợp; năm 2012 có 43 trường hợp (phụ lục 6). Với các số liệu thống kê trên tuy chưa phải là
một con số đầy đủ, chính xác nhưng kết quả thống kê cho chúng ta thấy được các
Đoàn luật sư đã phối hợp tốt, đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các cơ quan
THTT về việc cử NBC chỉ định; khơng có trường hợp nào bị từ chối, gây cản trở
cho các cơ quan THTT. Việc NBC tham gia tranh tụng đặc biệt đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN đã giúp cho hoạt động THTT đảm bảo tính dân chủ hơn và tình trạng oan sai từng bước được khắc phục, nhờ sự tham gia bào chữa của
luật sư. Cũng qua số liệu trên, cho chúng ta thấy được các cơ quan THTT đã bảo
đảm chỉ định NBC cho bị can là người CTN trong những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có NBC.
Nhìn chung, các cơ quan và người THTT đã nhận thức đúng đắn và toàn diện
về những đặc điểm đặc thù của nhóm chủ thể tội phạm là người CTN, vì vậy, khi
THTT, họ đã thận trọng, vận dụng đúng quy định của pháp luật trong việc áp dụng
thủ tục tố tụng đối với từng trường hợp cụ thể. Trong suốt quá trình tố tụng, từ khi
người CTN tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo, các cơ quan THTT luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để NBC, gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN.
117
2.2.3. Những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện quyền bào chữa
của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
2.2.3.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật
Mặc dù Bộ luật TTHS 2003 đã có những ghi nhận và bổ sung tiến bộ về bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vướng
mắc, bất cập nhất định. Điều này dẫn đến việc QBC của bị can, bị cáo là người
CTN chưa được bảo đảm, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc thực thi
nhiệm vụ chung của TTHS. Nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy những khiếm khuyết trong quy định của Bộ luật TTHS và một số văn bản pháp luật có liên quan tập trung hầu hết trong việc quy định về các quyền tố tụng của bị can, bị cáo là người CTN khi tham gia VAHS, cụ thể là:
Thứ nhất, một trong những yêu cầu rất quan trọng góp phần giải quyết có hiệu quả các vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN thực hiện, đó là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán THTT đối với người CTN phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người CTN (khoản 1 Điều 302). Để các hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN đạt hiệu quả, trước hết những người THTT phải có kiến thức về tâm lí học nói chung và tâm lí của người CTN nói riêng. Qua đó, người THTT mới có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình và giúp cho người CTN khai báo, hợp tác tốt. Quy tắc Bắc Kinh đã nhấn mạnh: “Để hồn thành chức năng của mình một cách tốt nhất, các nhân viên cảnh
sát, những người thường xuyên hoặc chuyên giải quyết những vấn đề liên quan tới người chưa thành niên hay những người được giao làm công việc ngăn chặn phạm pháp ở người chưa thành niên cần được hướng dẫn và đào tạo đặc biệt; ở những
thành phố lớn, cần thành lập những đơn vị cơ sở đặc biệt chuyên giải quyết những trường hợp liên quan tới người chưa thành niên” (Điều 12). Quy định của Bộ luật
TTHS Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Quy tắc Bắc Kinh. Tuy
118
viên, kiểm sát viên, thẩm phán “phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý
học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh và phòng chống tội
phạm của người chưa thành niên” chứ không bắt buộc họ phải là người được đào tạo hoặc có chun mơn về tâm lý học, về khoa học giáo dục người CTN. Chính từ điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo là người CTN và dẫn đến sự vi phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đặc biệt này. Hiện nay, tuy có quy định về thủ tục đặc biệt dành cho bị can, bị cáo là người CTN, nhưng Việt Nam chưa có những cơ quan chuyên biệt cho người CTN, nên những người THTT thường phải kiêm nhiệm giải quyết cả những vụ án do người thành niên thực hiện và những vụ án do người CTN thực hiện. Do đó, các cơ quan THTT cần có sự chuyên mơn hóa về tổ chức cũng như về nguồn nhân lực để giải quyết các vụ án do người CTN thực hiện.
Thứ nhì, quy định về quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối NBC bắt buộc theo điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS còn chưa cụ thể, rõ ràng. Trong trường
hợp bị can, bị cáo là người CTN và người đại diện hợp pháp của họ không mời
NBC thì các cơ quan THTT vẫn phải yêu cầu Đoàn luật sư cử NBC cho họ. Bị can,
bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối
NBC. Đối với quyền từ chối NBC của bị can, bị cáo là người CTN và người đại
diện hợp pháp của họ có thể hiểu là họ có quyền hồn tồn từ chối, họ khơng cần có
sự giúp đỡ của NBC và tự mình thực hiện QBC. Thực tế đã xảy ra những trường
hợp bị can, bị cáo CTN hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt pháp lý của NBC vì họ khơng được giải thích về nội dung của QBC, hay về vấn đề thù lao. Trong trường hợp này các cơ quan THTT phải giải thích cho bị can, bị cáo CTN và người đại diện hợp pháp của họ biết rõ về quyền của họ trong tố tụng đặc biệt là vai trò của NBC trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ
[99, tr. 16]. Bên cạnh đó, chúng tơi cho rằng quy định trên chỉ phù hợp với đối
tượng được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 57 tức là bị can, bị cáo theo tội có
119
năng nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hành vi từ chối NBC của mình và họ nhận
biết được hậu quả có thể xảy ra nếu từ chối NBC. Do đó, họ có quyền tự mình quyết định việc yêu cầu hay từ chối NBC. Còn những đối tượng được quy định tại điểm
(b) là những đối tượng chưa đủ trình độ phát triển về thể chất cũng như tinh thần
hoặc là người bị nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì họ khó có thể nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về hành vi từ chối NBC của mình. Và đồng thời họ khó có thể hiểu được hậu quả có thể xảy ra khi họ từ chối NBC. Qua đó, chúng tơi cho rằng cơ quan THTT cần phải xem xét quyết định chấp nhận hay không chấp nhận quyền từ chối NBC của bị can, bị cáo là người CTN hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Chính vì mục đích của việc quy định trường hợp bào chữa bắt buộc là nhằm bảo vệ tuyệt đối QCN nói chung và QBC của bị can, bị cáo là người CTN nói riêng trong những trường hợp mà nhà làm luật dự liệu là cần thiết phải có sự có mặt của NBC. Đối với yêu cầu thay đổi NBC của bị can, bị cáo là người CTN và người đại diện hợp pháp của họ, thì “Tịa án căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều
56 Bộ luật Tố tụng hình sự để chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trong trường hợp tịa án khơng chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung” [41]. Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu thay đổi NBC của bị
can, bị cáo là người CTN và người đại diện hợp pháp, cơ quan THTT phải có trách
nhiện u cầu Đồn luật sư cử NBC khác cho họ. Trong Điều 57 Bộ luật TTHS
không quy định quyền yêu cầu thay đổi NBC được bao nhiêu lần. Theo quan điểm của chúng tôi, để đảm bảo QBC của bị can, bị cáo là người CTN và tạo sự thuận lợi cho các hoạt động tố tụng của các cơ quan THTT thì luật nên quy định cho các chủ thể nêu trên chỉ được yêu cầu thay đổi một lần.
Thứ ba, quy định về người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người
CTN còn chưa rõ ràng. Bộ luật TTHS không nêu khái niệm “người đại diện hợp
pháp” như đối với những người tham gia tố tụng khác. Trong một số điều luật cũng
có xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo CTN phải có phải có người đại diện hợp pháp tham gia (các Điều 57 và 305), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02-10-
120
2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật TTHS 2003 cũng chỉ nêu trong trường hợp bị can, bị cáo là người CTN thì có người đại diện hợp pháp, còn ai
là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo cũng chưa hướng dẫn cụ thể. Trong
thực tiễn xét xử, việc xác định người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người CTN cũng chưa thống nhất. Một số tòa án xác định bố, mẹ bị cáo là người đại diện hợp pháp của bị cáo hoặc người giám hộ của bị cáo; có tịa án chỉ xác định anh, chị, cơ, dì, chú, bác.v.v…là người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ của bị cáo; có tịa án chỉ xác định là người giám hộ của bị cáo mà không xác định họ là người đại diện hợp pháp của bị cáo; có tịa án xác định đại diện nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ… là người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ của bị cáo. Việc xác định người giám hộ của bị cáo như trên rõ ràng chưa chính xác và khơng đúng với quy định của Bộ luật TTHS về tư cách tham gia tố tụng. Khái niệm “người giám
hộ” chỉ dùng trong quan hệ pháp luật dân sự, còn pháp luật TTHS chỉ quy định
“người đại diện hợp pháp” của bị can, bị cáo. Việc xác định khơng chính xác tư
cách tham gia tố tụng sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau khi cần phải xem xét tính đúng đắn của các bản án, quyết định của Tòa án đối với quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của bị cáo.
Qua đó, cần thấy rằng, người đại diện hợp pháp của bị cáo chỉ có khi bị cáo là người CTN. Người đại diện hợp pháp của bị cáo là người CTN là đại diện đương
nhiên chứ không phải là đại diện theo ủy quyền. Khơng ai có thể ủy quyền cho
người khác thay mình tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo được; ngay trong trường hợp đã có người đại diện hợp pháp, nhưng bị cáo vẫn phải tham gia tố tụng, người đại diện hợp pháp chỉ là người giúp đỡ bị cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ tố