2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên can, bị cáo là người chưa thành niên
2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của bị
can, bị cáo là người chưa thành niên trước khi pháp điển hóa luật tố tụng hình sự (năm 1988)
Trong pháp luật TTHS Việt Nam, những bảo đảm pháp lý về QBC của người CTN luôn gắn liền với những quy định pháp luật liên quan đến chế định về QBC của bị can, bị cáo nói chung. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những quy định của pháp luật TTHS về QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS Việt Nam khơng thể tách rời q trình hình thành và phát triển chế định về QBC nói chung. Trong
phần này, việc nghiên cứu được bắt đầu với thời điểm lịch sử của việc ra đời nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa vào năm 1946. Đây là thời điểm chấm dứt sự tồn tại
của chế độ quân chủ chuyên chế qua nhiều thế kỷ, đồng thời đánh dấu sự khởi đầu của quá trình hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam trong một thể chế mới.
2.1.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đầu này là củng cố chính quyền cách mạng nên không thể kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để ổn định các quan hệ xã hội, ổn định chính trị. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng luật cũ không đi ngược lại với nguyên tắc độc lập và chế độ chính trị của nhà nước mới. Song trong lĩnh vực TTHS, luật cũ khơng được áp dụng. Bởi nó là phương tiện để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, sự bất bình đẳng trong xã hội.
81
Ngày 19-8-1945, lực lượng Công an nhân dân được thành lập thì đến ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33B/SL quy định thể lệ bắt
người để đưa đi an trí. Trong đó có quy định về điều kiện và thủ tục bắt. Sau đó,
Nhà nước ta ban hành một loạt các sắc lệnh quy định: tổ chức các đồn thể luật sư. Trong đó, nổi rõ một số chính sách sau: quy định các luật sư có quyền làm nhiệm vụ bào chữa tại tất cả các tòa án tỉnh trở lên và trước các tòa án quân sự (số 46/SL ngày 10-10-1945); quy định thành lập Đoàn thể luật sư và các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả tịa án trừ tòa án sơ thẩm (số 13/SL ngày 10-10-1945), thể hiện một nền dân chủ trong xã hội mới. Tuy nhiên, QBC của bị can, bị cáo lúc này chưa được coi trọng, bởi nó chỉ được đề cập để thơng qua quyền biện hộ của luật sư. Đó chính là điểm yếu về mặt lập pháp của nhà nước ta trong những năm đầu thành lập nước. Khắc phục thiếu sót này, Điều 5 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14-2-1946 về Tổ chức Tòa án quân sự đã quy định rõ ràng hơn và mở rộng hơn hình thức thực hiện QBC: “Bị
cáo có quyền tự bênh vực hay nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bênh vực cho”.
Song song với việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những
quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực, Nhà nước đã quan tâm xúc tiến những công việc cần thiết chuẩn bị cho việc dự thảo và ban hành Hiến pháp. Ngày 9-11-1946, tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 1, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hịa đã được thơng qua đề cập đến nhiều nguyên tắc, trong đó có
nguyên tắc “người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư” (khoản 2 Điều 67 Hiến pháp năm 1946). Như vậy, QBC có hai nội dung: a) bị cáo được quyền tự bào chữa lấy; b) mượn luật sư bào chữa cho.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vấn đề bảo đảm QBC cho bị cáo được quy định là một nguyên tắc Hiến pháp - quy định đầu tiên đặt nền tảng cho sự phát triển và hoàn thiện chế định QBC trong TTHS Việt Nam sau này. Cụ thể hóa hai nội dung trên, ngày 18-6-1949, Sắc lệnh số 69/SL quy định về chế định BCVND: “Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tịa án thường và tịa
82
nhờ một cơng dân không phải là luật sư, bào chữa cho. Công dân do bị can đã chọn
để bênh vực mình phải được ông Chánh án thừa nhận. Nếu bị can khơng có ai bênh
vực, ơng Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can” [34, tr. 182]. Điểm đặc biệt của chế định này là: a) bị can có
quyền nhờ NBC trước Tịa án; b) NBC cho bị can có thể khơng nhất thiết là luật sư; c) NBC này không được nhận tiền thù lao của bị can hay thân nhân bị can. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi QBC là một quyền tự do dân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của người công dân và như Đại hội luật gia dân chủ quốc tế nhóm họp năm 1956 đã từng nhận định: Quyền tự do bào chữa là “thành trì cần thiết cho
các quyền tự do khác” [86, tr. 328]. Xâm phạm đến quyền tự do bào chữa thì khơng
thể nào thực hiện được các quyền tự do dân chủ khác, mặc nhiên thủ tiêu quyền tự do đó. Tuy nhiên, sau khi giành chính quyền, đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, mặc dù đã duy trì trên pháp lý tổ chức luật sư, nhưng thực tế hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng
bị can chưa được sử dụng đầy đủ quyền chọn NBC của mình, chưa có một danh
sách những người bào chữa mà mình có thể lựa chọn. Hơn nữa, việc tổ chức phiên
tòa và xét xử trong điều kiện thời chiến là cực kỳ khó khăn, “có khi phải xử án ngay
trong lịng địch bằng những hình thức phiên tịa lưu động, lanh lẹ, những thủ tục
đơn giản thích hợp” [46, tr. 214]. Bối cảnh thực tế đó là nguyên nhân khách quan
dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định biện pháp tình thế là cho phép
những người không phải là luật sư, nhưng do bị can lựa chọn hoặc Chánh án chỉ định QBC trước Tòa án.
Năm 1956, khi cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, thì ngày 20-6-1956 một văn bản quan trọng đã được thơng qua tại Hội nghị
Tư pháp tồn quốc. Đó là “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo”. Đặc biệt trong đề án đã ghi nhận các quyền cụ thể của NBC khi tham gia tố tụng: NBC có thể bắt đầu
cơng tác từ khi mở cuộc thẩm cứu; được có mặt cùng với bị cáo trong cuộc hỏi
83
khi công bố việc luận tội, NBC được trình bày lời bào chữa của mình, đề ra những điểm không đồng ý với công tố viên và biện bác, xuất phát từ quan điểm bảo vệ pháp luật, chính sách và quyền lợi của bị can; được chống án thay cho bị can nếu bị can yêu cầu hoặc được sự đồng ý của bị can; có quyền tiếp tục bênh vực cho bị can tọa Tòa án cấp trên…So với các văn bản trước đây, Đề án về quyền bào chữa của bị
cáo đã quy định tương đối cụ thể quyền của NBC khi tham gia tố tụng nhằm bảo đảm cho bị cáo thực hiện QBC của mình một cách hiệu quả.
Vào thời điểm này, các thủ tục tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người CTN chưa được quy định trong các văn bản pháp luật thời kỳ này [1, chương VI]. Hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN nhìn chung vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục dành cho bị can, bị cáo là người thành niên. Các quy định của pháp luật trong thời kỳ này tập trung vào việc xây dựng các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS như nguyên tắc xét xử có phụ thẩm nhân dân tham gia, nguyên tắc xét xử công khai, hay các quy định về tổ chức của Tịa án mà khơng quy định về các thủ tục đặc biệt đối với người CTN. Tuy nhiên, trong một số văn bản đã thể hiện được việc bảo vệ các QCN người trong TTHS, trong đó có bị can, bị cáo là người CTN. Mặc dù quy định này còn rất giản đơn nhưng cũng đã thể hiện được một số quyền của bị can, bị cáo khi tham gia tố tụng. Ví dụ: “người bị
cáo được quyền bảo chữa lấy hoặc mướn luật sư” (Điều 67), “cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi bị cáo và tội nhân” (Điều 68). Một số quy định khá tiến
bộ như: “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau và
giam riêng: phạm nhân dưới 18 tuổi…” (Điều 9) [24]. Mặc dù QBC của công dân
đã trở thành nguyên tắc Hiến định và tổ chức luật sư, BCVND đã được duy trì và
hoạt động, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy trong điều kiện chiến tranh,
quyền này không được coi trọng cả về quan điểm lẫn thực tế từ phía các cơ quan tư pháp, trong đó nổi lên là việc “chưa nhận thấy một cách sâu sắc tầm quan trọng
của quyền tự do bào chữa trong chế độ dân chủ nhân dân của ta nói chung và trong nền tư pháp dân chủ nhân dân của ta nói riêng”. Là người hết sức quan tâm trong
84
công tác tư pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Bộ Tư pháp lúc bấy giờ tự kiểm điểm lại việc thực hiện QBC của bị can trong công tác điều tra và xét xử về hình sự. Người nói: “Công việc tư pháp cũng như mọi công việc khác càng làm ta càng tiến
bộ, nhưng càng tiến bộ ta càng thấy rõ những sự trở ngại và những khuyết điểm nó cịn sót lại. Và ta phải càng cố gắng để giải quyết hoặc khắc phục những trở ngại và khuyết điểm ấy”. Theo kiểm điểm của Bộ Tư pháp vào thời điểm năm 1956, những biểu hiện của việc không coi trọng QBC của bị can thể hiện ở chỗ trong điều tra thường có hiện tượng mớm cung, bức cung, trấn áp không để bị can được tự do khai nại, “đến nỗi nhân chứng khai có lợi cho bị can cũng bị trấn áp như bị can”, bị can ra trước Tịa khơng biết rõ nội dung buộc tội mình như thế nào để chuẩn bị việc bào chữa và sau khi tuyên án cũng có Tịa án khơng báo cho bị can biết họ có quyền
kháng cáo; đồn thể luật sư chưa được chú ý giúp đỡ trong khi chế độ BCVND
chưa được xây dựng đến nơi đến chốn…
Hơn nữa, chế định bào chữa là một chế định trọng yếu trong tố tụng, giúp
cho công tác xét xử tiến hành được toàn diện và khách quan, xét xử được chính xác, bênh vực được quyền lợi hợp pháp cho bị can và bảo vệ pháp chế. Từ nhận thức đó,
Bộ Tư pháp đã ban hành Thơng tư số 2225/HCTP ngày 24-10-1956 khẳng định
“nếu bị can khơng được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là công lý”
và xác lập nguyên tắc tranh tụng bình đẳng giữa cơng tố viên và NBC trong việc làm sáng tỏ sự việc, mới bảo đảm nguyên tắc tố tụng quan trọng là “trước khi tuyên
án bị can phải được coi như người vô tội”.
Hiến pháp 1959 ra đời, QBC của bị cáo một lần nữa được ghi nhận tại Điều 101 với nội dung: “Quyền bào chữa của người bị cáo được đảm bảo”. Như vậy, nếu Hiến pháp 1946 chỉ dừng lại ở việc quy định QBC cho bị cáo thì Hiến pháp 1959 đã
tiến bộ hơn – khẳng định cả cơ chế bảo đảm QBC của bị cáo. Bên cạnh đó, Hiến
pháp 1959 được ban hành khơng những kế thừa các quy định của Hiến pháp 1946
trong thái độ đối với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em mà đã phát triển, nâng cao, bổ
85
1959, về cơ bản đã đảm bảo cho bị can, bị cáo nói chung được xét xử một cách
công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật, đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt mà bị can, bị cáo là người CTN ở các giai đoạn sau này.
Sau khi Hiến pháp 1959 ra đời, trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Chỉ thị 197-CT/TƯ năm 1960 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ:
quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng tức là quan tâm đến tiền đồ của sự nghiệp cách mạng, đến tương lai của tổ quốc. Trước tình trạng người CTN phạm tội đã đặt ra
yêu cầu cần có những quy định thủ tục tố tụng đối với vụ án mà bị can, bị cáo là
người CTN. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật thời kỳ này vẫn chưa thể hiện được rõ nét các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người CTN thể hiện thông qua các quy định của pháp luật TTHS. Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức
VKSND (1960) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động, tổ chức tư
pháp của Việt Nam. QBC của bị can, bị cáo cũng đã được quy định tại Điều 7 Luật tổ chức TAND: QBC của bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ người cơng dân được đồn thể nhân dân giới thiệu hoặc được TAND chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết, TAND chỉ định NBC cho bị cáo. Tuy nhiên, thế nào là trường hợp “cần
thiết” lại khơng được quy định cụ thể, do đó, việc áp dụng quy định này trở nên khó
khăn. Để xác định rõ hơn tư cách và quyền của bị cáo, Thông tư số 06-TC ngày 9-9-
1967 của TAND tối cao đã hướng dẫn những trường hợp “Tòa án cần chỉ định
người bào chữa cho bị cáo trong những vụ án có ảnh hưởng chính trị lớn, những vụ án mà bị cáo là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà không thể tự bào chữa được và những vụ án mà bị cáo có thể bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình”. Việc chỉ định NBC cho bị cáo được bổ sung theo bản hướng dẫn về trình tự
xét xử sơ thẩm về hình sự (kèm theo Thơng tư số 16 Tịa án tối cao ngày 27-9-1974 của TAND tối cao) là: bị cáo là vị thành niên, là người có nhược điểm về thể chất
86
hoặc tinh thần mà phạm pháp nghiêm trọng. Nếu bị cáo là vị thành niên…thì NBC
có quyền chủ động kháng tố để bảo vệ những quyền lợi của bị cáo mà không cần
phải được sự đồng ý của họ. Điều này lại càng khẳng định ngay trong các văn bản
pháp luật TTHS thời kỳ đó đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm QBC, quyền
kháng cáo của bị can, bị cáo là người CTN.
Về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, theo đánh giá Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965-1968) của TAND tối cao cho thấy: Tòa án chưa chú ý triệu tập những người có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục bị cáo ra trước Tịa để tìm hiểu về mơi trường sinh sống, hồn cảnh giáo dục và hoàn cảnh phạm pháp của bị cáo để có thêm tài liệu để cân nhắc, lượng hình, đồng thời