Trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

1.3.2.Trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ

Trong pháp luật Hoa Kỳ, định nghĩa về người CTN là rất khác nhau giữa các tiểu bang. Nhưng trong hầu hết các tiểu bang, District of Columbia, và trong tất cả

các huyện liên bang, thì bất kỳ người nào dưới 18 tuổi được coi là người CTN.

Trong một số tiểu bang khác như New York, Connecticut và North Carolina, một người CTN là độ tuổi từ 16 tuổi hoặc ít hơn, và trong Georgia, Illinois, Louisiana, Massachusetts, Michigan, Missouri, New Hampshire, South Carolina, Texas và Wisconsin thì người đủ 17 tuổi hoặc ít hơn thì được coi là người CTN. Wyoming là một tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ với vỏn vẹn 509.294 người lại quy định về độ tuổi

của người CTN là từ 19 tuổi trở xuống. nhưng về độ tuổi chịu TNHS cũng được

70

TTHS hoàn toàn riêng rẽ [70]. Trên lý thuyết, hệ thống luật pháp và các thiết chế này, được sáng tạo bởi những nhà cải cách cấp tiến đầu thế kỷ XX, đã hoạt động “vì

lợi ích tốt nhất của trẻ em” [68]. Trên thực tế, hệ thống này khơng cịn phản ánh chủ

nghĩa lý tưởng của các nhà sáng lập ra nó. Luật về vị thành niên được đưa ra tại các Tòa án vị thành niên hoặc Tịa án gia đình, chứ khơng phải tại các phiên tịa hình sự thơng thường. Mục tiêu khơng phải là trừng phạt hay răn đe mà là phục hồi. Độ tuổi

theo đó người phạm tội được coi là đủ điều kiện để đối xử như người CTN dao

động từ dưới 16 tuổi tới dưới 21 tuổi tùy theo quy định của từng khu vực tài phán và trong cùng một khu vực tài phán, tùy theo loại tội trạng mà người phạm tội bị cáo buộc. Như vậy, có các quy định cho phép (và trong một số trường hợp là bắt buộc) đối xử với một người CTN như một người trưởng thành nếu tội trạng là giết người hoặc các tội mang tính bạo lực nghiêm trọng khác. Nhìn chung, hệ thống luật pháp dành cho người CTN đối xử với các bị cáo khoan dung hơn so với hệ thống dành cho người trưởng thành, mặc dù hệ thống luật pháp vị thành niên mang lại ít quyền về thủ tục hơn.[43, tr. 467- 468]

- QBC của bị can là người CTN trong giai đoạn điều tra: pháp luật TTHS của Hoa Kỳ quy định rất rõ ràng các trình tự khi bắt giữ, tạm giam một người CTN.

Trong quá trình tiếp nhận điều tra, người CTN phạm tội có các quyền như sau:

quyền được đọc lời cảnh báo Miranda; quyền từ chối trả lời cảnh sát khi chưa có cha mẹ hoặc luật sư (quyền im lặng); quyền được tham khảo với một luật sư và có một luật sư trước khi bắt đầu cuộc thẩm vấn chính thức; quyền được gọi cho cha mẹ khi bị tạm giữ; quyền được cử luật sư để đại diện (đây là một quyền Hiến định).

- Việc bắt và tạm giam người CTN phạm tội: khi các cơ quan THTT bắt giữ người CTN phạm tội đối với một tội “trọng tội” hay một “tội nhẹ” thì các cơ quan THTT phải ngay lập tức thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người CTN thực hiện hành vi phạm tội biết. Kế đến, cho phép người CTN này hoàn thành các cuộc gọi cho cha mẹ hay luật sư biết về tình trạng của mình. Khi lấy lời khai của người CTN phạm tội bắt buộc phải có sự tham gia của cha mẹ hay người giám hộ

71

của người CTN và đặc biệt là phải có mặt của luật sư. Một luật sư do các cơ quan THTT bổ nhiệm để biện hộ cho người CTN trong tất cả quá trình tố tụng. Cha mẹ hay người giám hộ của người CTN có quyền yêu cầu thêm một luật sư biện hộ cho con em mình trong suốt quá trình tố tụng.

- QBC của bị cáo là người CTN trong hoạt động xét xử. Cũng giống như

Cộng hòa Pháp, khi bị cáo là người CTN bị đưa ra xét xử trước Tịa án vị thành niên thì sự tham gia của luật sư để bào chữa cho bị cáo là bắt buộc. Bị cáo CTN không bị cáo buộc một tội do luật quy định, mà bị cáo buộc là “phạm lỗi”. Tuy nhiên, bị cáo

CTN có quyền có luật sư và quyền được coi là vô tội trước khi bị kết tội[118]. Bị

cáo là người CTN khơng có quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn, nhưng xấp xỉ ¼

số bang đã thơng qua các quy định cho phép lựa chọn xét xử bởi bồi thẩm đoàn

trong các vụ việc của người CTN. Nếu thẩm phán nhận thấy rằng bị cáo CTN là có tội (nằm ngồi sự nghi ngờ hợp lý), thẩm phán có quyền tuyên án treo đối với người CTN hoặc giam giữ tại một trung tâm cải huấn hoặc cải tạo dành cho người CTN trong khoảng thời gian không xác định cho tới năm 21 tuổi, tại thời điểm đó người CTN phải được trả tự do. Người CTN cũng có thể được thả sớm hơn tùy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại trung tâm giáo dưỡng và tùy thuộc vào các điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền này có thể áp đặt.

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)