2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
1.3.3. Trong tố tụng hình sự Liên Bang Nga
Khi nghiên cứu Bộ luật TTHS Liên Bang Nga, chúng tơi nhận thấy có nhiều
nét tương đồng giữa Bộ luật TTHS Liên Bang Nga và Bộ luật TTHS Việt Nam. Bộ
luật TTHS Liên Bang Nga đã dành hẳn một chương riêng là Chương XVI (phần thứ 4) quy định về thủ tục tố tụng đặc biệt đối với vụ án do người CTN thực hiện. Tuy nhiên, Điều 391 Bộ luật TTHS Liên Bang Nga quy định thủ tục của Chương XVI được áp dụng đối với các vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi tại thời điểm
thực hiện tội phạm mà không quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS. Nhưng
72
Nam như những tình tiết cần phải xác định rõ trong vụ án người CTN, tạm giữ, tạm giam người CTN (nhưng không thấy quy định về việc bắt người CTN); giao người CTN để giám sát (nhưng Bộ luật TTHS Liên Bang Nga lại có quy định về trường
hợp vi phạm nghĩa vụ thì cha mẹ, người đỡ đầu bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền, Bộ
luật TTHS Việt Nam không quy định trách nhiệm của cha mẹ khi vi phạm nghĩa vụ giám sát); việc tham gia phiên tịa phải có đại diện hợp pháp của người CTN… Ngoài ra Điều 396 quy định có sự khác biệt đó là tách riêng vụ án người CTN từ khi điều tra sơ bộ trong vụ án người CTN phạm tội cùng người đã thành niên.
Tại Điều 426, 428 Bộ luật TTHS Liên Bang Nga đã được sửa đổi ngày 12- 02-2009 có quy định: Khi trẻ em, người CTN bị khởi tố về một tội phạm nào đó, thì
bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp. Người đại diện hợp pháp đó có các
quyền đầy đủ khi tham gia tố tụng. Nếu có cơ sở của Tịa án cho rằng người đại
diện đó mang lại tổn thất cho quyền lợi của người CTN phạm tội, có thể cử người đại diện khác (theo cơ sở xác nhận của Tòa án). Người đại diện hợp pháp của người CTN phạm tội được tham gia quá trình tố tụng với tư cách là NBC hoặc chịu trách nhiệm dân sự theo Điều 53, 54 của Bộ luật.
Để có cơ sở thực hiện chức năng gỡ tội và tham gia tranh tụng giữa các bên
trong hoạt động TTHS, Bộ luật TTHS Cộng hòa Liên Bang Nga (Đuma Cộng hòa
Liên Bang Nga thơng qua ngày 22-11-2001) có các quy định nhằm bảo đảm quyền
tố tụng của bên bào chữa như: quyền được biết những cáo buộc; quyền được biết
những hoạt động tố tụng có liên quan đang diễn ra; quyền được đưa ra yêu cầu;
quyền được bào chữa và quyền được khiếu nại đối với các quyết định tố tụng.
Được gặp gỡ riêng và bí mật với NBC trước khi lấy lời khai của họ, kể cả trước lần hỏi cung đầu tiên, không bị hạn chế về số lần và thời gian. Người bị tình
nghi, bị can, bị cáo là người CTN có quyền mời luật sư trong bất kỳ thời điểm tố
tụng nào theo yêu cầu của họ, nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên, Tòa án bảo đảm sự tham gia của NBC. NBC có quyền sử dụng những phương
73
pháp và biện pháp bào chữa khác khơng bị Bộ luật TTHS Cộng hịa Liên Bang Nga cấm để thực hiện QBC cho thân chủ của mình.
Với những quy định trên, trong Bộ luật TTHS Cộng hòa Liên Bang Nga,
QCN được thực sự coi trọng ở chỗ vào thời điểm xuất hiện bên buộc tội với chức
năng buộc tội một ai đó thì pháp luật cũng dành cho người bị buộc tội những quyền để thực hiện chức năng gỡ tội từ bản thân, từ người đại diện của người bị buộc tội là người CTN và NBC của họ. Bên buộc tội và bên bào chữa có địa vị tố tụng là ngang bằng nhau và các phương tiện mà pháp luật dành cho hai bên trong việc bảo đảm thực hiện chức năng của mình là như nhau. Mặc dù bên bào chữa có nhiều chủ thể khác nhau (người bị tình nghi, bị can, NBC, người đại diện cho người bị tình nghi,
bị can là người CTN) nhưng pháp luật tố tụng đều dành cho họ những quyền nhất
định trong việc thực hiện chức năng gỡ tội và với nguyên tắc suy đốn vơ tội “Bị
can được coi là khơng có tội, chừng nào tội của họ khơng được chứng minh theo
đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và không bị Tịa án tun phạt bằng
bản án đã có hiệu lực pháp luật” [88].