2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
1.3. Quyền bào chữa của người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự nước ngoà
hình sự nước ngồi
1.3.1 . Trong tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp
- Vấn đề tuổi chịu TNHS: quan niệm về tuổi chịu TNHS và năng lực nhận thức của chủ thể trong luật hình sự Cộng hịa Pháp khác biệt so với quan niệm về tuổi chịu TNHS và năng lực nhận thức của chủ thể trong luật hình sự Việt Nam. Cụ
thể, luật hình sự Việt Nam quy định về độ tuổi chịu TNHS được bắt đầu từ đủ 14
tuổi. Dưới độ tuổi này, hành vi nguy hiểm đến mấy cũng không cấu thành tội phạm, vì khơng đủ điều kiện của chủ thể, và người thực hiện hành vi phạm tội sẽ không bị xử lý bằng con đường TTHS. Họ sẽ bị áp dụng những biện pháp hành chính như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, những
biện pháp này cũng chỉ được áp dụng đối với những người CTN từ 12 tuổi trở lên.
Ngược lại, người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi mà theo quy định của
BLHS, cấu thành một tội phạm, thì người phạm tội về cơ bản sẽ bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Trong luật hình sự Việt Nam, các chuyên gia còn phân biệt rõ ràng: năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi. Người có năng lực TNHS là người vừa có năng lực nhận thức vừa có năng lực điều khiển hành vi. Thiếu một trong hai năng lực này đều không thể truy cứu TNHS. Trong luật hình sự Cộng hịa Pháp, tuổi chịu TNHS là một nội dung gây tranh cãi rất nhiều trong giới luật gia.
67
Theo các Điều 2, Điều 15-1, Điều 20-2 và 20-9 sắc lệnh số 45 – 174 ngày 02 tháng 2 năm 1945 và Điều 128 mục 8 BLHS Cộng hòa Pháp: luật hình sự khơng xác định cụ thể tuổi chịu TNHS, mà căn cứ vào năng lực nhận thức của chủ thể (la capacite
du discernement) khi thực hiện hành vi để xác định người đó có phạm tội hay
khơng. Chính vì vậy mà trẻ vị thành niên 10 tuổi, thậm chí dưới 10 tuổi có thể bị coi
là tội phạm nếu bản thân họ được đánh giá là có thể nhận thức được đúng, sai, về
hành vi mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, chỉ những người từ đủ 13 tuổi trở lên mới có thể bị áp dụng những biện pháp có tính chất trấn áp: như bị tạm giữ, bị tạm giam,
hoặc bị tuyên một hình phạt. Tóm lại, đều là sự đánh giá của các cơ quan THTT,
nhưng ở Việt Nam, sự đánh giá trước hết căn cứ vào yếu tố luật định: người thực
hiện hành vi là người đã đủ 14 tuổi hay chưa. Nếu đủ 14 tuổi thì có thể bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, trong luật hình sự Việt Nam, tuổi chịu TNHS là một yếu tố cấu thành tội phạm. Cịn trong luật hình sự Cộng hịa Pháp, các cơ quan THTT có thẩm quyền rộng hơn trong sự đánh giá về khả năng nhận thức của chủ thể đối với một hành vi nguy hiểm cụ thể, để xác định một người CTN đó có thể bị coi là tội phạm hay không. Cụ thể, ở Pháp không tồn tại một mức độ tuổi cụ thể để xác định TNHS của chủ thể, mà chỉ tồn tại các mức độ khi áp dụng các biện pháp trong TTHS như tạm giam, tạm giữ, hoặc áp dụng hình phạt: phạt tiền, phạt tù có thời hạn…Chính vì vậy, chúng ta thấy ở Pháp một người CTN 10 tuổi có thể bị đưa ra Tòa án để xét xử. Theo một số chuyên gia luật hình sự, việc ấn định, trong nhiều
trường hợp không bảo đảm sự công bằng của người phạm tội trước pháp luật vì:
cùng một hành vi thực hiện như nhau, người sinh trước vài ngày thì bị coi là tội phạm, ngược lại, người sinh sau vài ngày lại không bị coi là tội phạm, mà trong phạm vi vài ngày, thậm chí vài tháng, khơng thể nói có sự khác biệt về “chất” đối với khả năng nhận thức của chủ thể. Như vậy, theo các luật gia Pháp:sự nhân đạo
trong luật hình sự và luật TTHS khơng nhất thiết là phải ấn định một độ tuổi nhất
định, dưới độ tuổi đó, người thực hiện hành vi (xét về khách quan là tội phạm) không phải chịu TNHS, mà là việc nhà nước tạo ra một hệ thống các biện pháp
68
(khơng loại trừ các biện pháp hình sự) để nhằm giáo dục, cảm hóa, và có khả năng ngăn ngừa sự tái phạm của người phạm tội [39].
- QBC của bị can là người CTN trong giai đoạn điều tra: được thực hiện từ khi người đó bị tiếp nhận một cuộc điều tra về một tội phạm nào đó. Bị can là người CTN sẽ được nhận sự viện trợ về TGPL ngay lập tức và được đại diện bởi một luật sư của cơ quan bảo vệ tư pháp người CTN (Protection justice de la jeunesse). Song song với việc được TGPL về mặt pháp lý, phụ huynh của những người CTN này sẽ được các cơ quan THTT thông báo về thông tin liên quan đến hành vi của con em mình. Phụ huynh của những đối tượng này có quyền mời luật sư khác bên ngoài hệ thống cơ quan bảo vệ tư pháp người CTN. Ở Việt Nam, tương ứng với ba hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là ba cơ quan đó là: CQĐT, Viện kiểm sát, Tịa án. Ba cơ quan này hoạt động độc lập với nhau. Bộ luật TTHS quy định thẩm quyền điều tra
VAHS. Ngoài các CQĐT thuộc Bộ Quốc phòng hay VKSND tối cao, hoạt động
điều tra phần lớn thuộc về CQĐT của Bộ Công an (Điều 1, 8, 15 Pháp lệnh điều tra năm 1989 và các Điều 1, 11, 12, 15 và 16 Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự số
23/2001/Pl-UBTVQH 11 ngày 28-8-2004). Nhìn từ góc độ các hoạt động điều tra
trong luật TTHS Cộng hịa Pháp, chúng ta thấy có sự khác biệt so với Việt Nam. Cụ thể, hoạt động điều tra về cơ bản lại thuộc thẩm quyền của thẩm phán điều tra [25], [12], còn cảnh sát tư pháp lại chỉ tiến hành các hoạt động điều tra sơ bộ, hoặc những trường hợp hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm thấp (contravention). Khi nghiên cứu các quy định của luật hình sự và luật TTHS Cộng hịa Pháp có nội dung liên quan đến sự chuyên biệt hóa đối với các VAHS do người CTN phạm tội thực hiện, chúng tơi thấy, sự chun biệt hóa thể hiện ở ba khía cạnh: Trợ giúp Tư pháp trẻ vị thành niên (Les Auxilliare de justice); Tòa án vị thành niên và cuối cùng là thẩm phán vị thành niên và Tịa đại hình chun xét xử VAHS do người CTN phạm tội thực hiện. Các tổ chức TGPL trẻ vị thành niên: ở Pháp, các cơ quan có tính chất TGPL trẻ vị thành niên phạm tội khá hoàn thiện. Các cơ quan này bao gồm: cơ quan
69
bên cạnh các Tòa án (service educative aupres des tribunaux) và các trung tâm giáo
dục (centre educatif). Tính chất trợ giúp tư pháp thể hiện ở chỗ các cơ quan này
thực hiện kiểm tra, theo dõi, việc thực hiện các biện pháp có tính chất giáo dục do cơ quan tư pháp áp dụng; hoặc là cơ quan đề xuất với thẩm phán việc áp dụng biện pháp giáo dục áp dụng đối với từng vụ việc cụ thể; ngồi ra, luật cịn quy định trong trường hợp cần áp dụng biện pháp tạm giam người CTN phạm tội, thẩm phán điều tra buộc phải hỏi ý kiến của cơ quan này.
-QBC của bị cáo là người CTN trong hoạt động xét xử: hoạt động xét xử của thẩm phán vị thành niên được tiến hành theo hai phương thức: hoặc là họ tiến hành xét xử giản đơn – đây là hình thức xét xử khơng mở phiên tịa cơng khai, thẩm phán vị thành niên là người xét xử duy nhất, ngồi ra có sự tham gia bắt buộc của bị cáo, luật sư, công tố viên – hoặc tiến hành xét xử tập thể (Tịa án vị thành niên – với tính chất công khai; và HĐXX bao gồm thẩm phán và hội thẩm). Tòa án vị thành niên tiến hành hoạt động xét xử như một tịa án thơng thường. Sự có mặt của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là luôn luôn bắt buộc để luôn bảo đảm rằng quyền lợi của bị cáo sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất.