Khái niệm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35 - 46)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

1.1.Khái niệm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam

niên trong tố tụng hình sự Việt Nam

Quyền con người, một trong những giá trị quý báu nhất của nhân loại, được

ghi nhận hầu hết ở các văn kiện pháp lý quốc tế, điển hình và nền tảng nhất là

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền như Công ước quốc tế (CƯQT) về các quyền Dân sự và Chính trị (1966) và CƯQT về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966).

Bên cạnh việc khẳng định giá trị QCN, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)

cũng nhấn mạnh việc thực hiện các quyền cơ bản và quyền tự do của con người có

thể bị những giới hạn nhất định, do luật quy định, với mục đích nhằm bảo vệ sự

thừa nhận các quyền và tự do của người khác và nhằm đáp ứng các yêu cầu về đạo đức, trật tự cơng cộng cũng như nhằm đảm bảo lợi ích chung trong xã hội dân chủ.

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, Nhà nước ln có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như phương thức bảo đảm thực hiện. Một trong các phương thức thực hiện quyền cơ bản của công dân được

nhà nước đảm bảo thực hiện là quyền được bảo vệ mình trước cơ quan pháp luật

trong đó có QBC. Hoạt động TTHS là hoạt động tổng thành của ba chức năng cơ

bản: chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Ba chức năng này khơng tách rời nhau, quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Nếu có chức năng buộc tội mà khơng có chức năng bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính một chiều và tính quy buộc. Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, tồn diện và đầy đủ, khơng làm oan người vơ tội, bỏ lọt tội phạm thì việc bào chữa là điều cần thiết, nó giúp cho các cơ quan THTT xác định sự thật khách quan của vụ án được

32

chính xác. Chính vì lẽ đó, TTHS sẽ không được thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội khơng có sự đối trọng là chức năng bào chữa.

Hiện nay, trong pháp luật vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào về QBC. QBC là một chế định quan trọng trong luật TTHS và cho đến nay nó vẫn cần được làm sáng tỏ từ góc độ lý luận để làm tiền đề cho việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo QBC của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói chung. Tuy nhiên, khái niệm QBC hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, những quan điểm này đã được các học giả đề cập trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài viết.

Một trong những quan điểm phổ biến trong các sách báo pháp lý về QBC trong TTHS là quan điểm của nhà luật học Xô viết Stragovich M.S cho rằng: “Bào

chữa là tổng hợp các hành vi tố tụng hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can khơng có lỗi hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự (TNHS) của bị can” [53, tr.

196]. Khái niệm bị can được Stragovich dùng theo nghĩa rộng của từ này. Theo ông khái niệm bị can rộng hơn khái niệm bị cáo vì bất cứ bị cáo nào cũng từng là bị can nhưng không phải bị can nào cũng sẽ là bị cáo. Theo đó, ơng viết “Quyền bào chữa

của bị cáo là tất cả các quyền năng tố tụng mà pháp luật quy định cho bị can để bảo vệ khỏi mọi sự buộc tội và được bị can sử dụng để bác bỏ sự buộc tội, để đưa ra các lý lẽ và chứng cứ trong việc biện minh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình”. Với quan điểm này, khái niệm QBC của Stragovich đã được nhiều tác giả

ủng hộ. Một trong những tác giả này có Ph.N.Phatkylin, ơng cho rằng bào chữa trong TTHS khơng chỉ là tổng hợp các hành vi tố tụng hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm mà “bào chữa thậm chí được thể hiện

trong việc bảo đảm các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ của bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm nhẹ trách nhiệm của bị trong vụ án”. Và theo ông, bị can (theo nghĩa rộng) và chức năng bào chữa chỉ xuất hiện từ

33

Khác với quan điểm trên, một số tác giả cho rằng chức năng bào chữa thậm chí có cả trong trường hợp mà ở đó khơng có sự buộc tội. Theo đó, các tác giả của quan điểm này khẳng định không chỉ bị cáo mà cả người bị hại cũng cần đến việc bào chữa. Nhân chứng, giám định viên và cả những người khác cũng vậy, nếu quyền lợi của họ bị xâm hại. Chúng tôi cho rằng quan điểm này khơng chính xác, vì theo pháp luật TTHS thì những chủ thể trên hồn tồn khơng chịu sự buộc tội từ phía nhà nước hay các cơ quan THTT. Mặt khác, xuất phát từ quan điểm bào chữa

và buộc tội phải song song tồn tại, ở đâu có buộc tội, ở đó có bào chữa cho nên

trong các trường hợp trên rõ ràng những chủ thể này khơng thể có QBC. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa rằng người chưa bị buộc tội (khởi tố bị can hoặc ít nhất là bị

tạm giữ) thì khơng có quyền được bảo vệ lợi ích của mình khi bị xâm hại. Quyền

bảo vệ quyền và lợi ích của mình ln ln tồn tại ở mỗi con người, mỗi cơng dân; nhưng theo chúng tơi, đó chưa phải là QBC nếu chưa có sự buộc tội.

Theo PGS.TS Phạm Hồng Hải: “Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là

tổng hịa các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cở sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”. Theo chúng tơi cách hiểu như

vậy là quá rộng. Người bị kết án là người đã có bản án có hiệu lực của Tịa án kết

luận là có tội và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật, nếu nói rằng họ có QBC thì vơ hình chung đã làm mất hiệu lực của bản án và như vậy TTHS sẽ khơng có điểm dừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài các quan điểm nêu trên, tiếp cận các quy định pháp luật TTHS của các nước chúng ta thấy có một số quan niệm khác nhau về QBC và chúng có thể được khái quát theo các nhóm quan điểm sau:

- Pháp luật TTHS của những nước theo truyền thống pháp luật Ăng – Lô –

34

sang Tịa án, và theo đó chức năng bào chữa chỉ xuất hiện từ thời điểm đó và QBC chỉ thuộc về bị cáo. Một số nước khác cũng trong hệ thống pháp luật này mặc dù cho rằng TTHS bắt đầu từ thời điểm khởi tố vụ án nhưng pháp luật quy định QBC là quyền của bị cáo.

-Theo pháp luật TTHS của một số nước XHCN thì QBC được hiểu là quyền của bị can lẫn bị cáo nhưng QBC của bị can bị hạn chế vì họ chỉ có quyền có NBC trong một số trường hợp cụ thể.

Xuất phát từ quan điểm buộc tội và bào chữa phải song song tồn tại, ở đâu có

buộc tội, ở đó có bào chữa, bị can, bị cáo có QBC vì họ bị buộc tội, những người

tham gia tố tụng khác không bị buộc tội nên vấn đề bào chữa không đặt ra đối với họ. Trong pháp luật TTHS Nga quy định QBC là quyền của bị can, bị cáo được tự

mình hoặc nhờ NBC đưa ra các chứng cứ hoặc yêu cầu để bác bỏ sự buộc tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình; sự tham gia của NBC khơng bị hạn chế ở giai

đoạn xét xử mà được bắt đầu ngay từ giai đoạn điều tra. Đồng tình với quan điểm trên, tác giả Hoàng Thị Sơn đưa ra quan điểm của mình: “QBC của bị can, bị cáo là

tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ”.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng đối với những chủ thể khơng bị buộc tội thì vấn đề bào chữa không đặt ra đối với họ. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ngồi bị can, bị cáo thì người bị bắt, tạm giữ, tạm giam cũng là đối tượng bị buộc tội. Chỉ trên cơ sở coi người bị bắt, tạm giữ, tạm giam là đối tượng bị buộc tội thì cơ quan THTT mới có quyền ra quyết định tạm giữ, tạm giam một con người – xâm phạm quyền tự do về thân thể của họ, một trong những quyền Hiến định của công dân và áp dụng các biện pháp điều tra đối với họ như lấy lời khai, thu thập chứng cứ, vì vậy quy định cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam có QBC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là hồn tồn hợp lý khi mà họ đã và đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế TTHS. Nói cách khác, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam là

35

chủ thể bị buộc tội. Đối với bị can, bị cáo thì sự buộc tội đối với họ đã được khẳng định bằng quyết định khởi tố và bản cáo trạng nên đương nhiên pháp luật phải quy định cho họ QBC. Như vậy QBC thông thường xuất hiện khi một người bị cơ quan

THTT ra quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp có người bị bắt, tạm giữ, tạm

giam thì QBC xuất hiện sớm hơn khi họ bị cơ quan THTT ra quyết định tạm giữ, tạm giam và kết thúc khi bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

Trên cơ sở tiếp thu những điểm tích cực của các quan điểm nêu trên về khái niệm QBC, chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS Việt Nam như sau: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người

chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam là tổng thể những hành vi tố tụng mà pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cho phép người đã bị khởi tố về hình sự và người đã bị Tịa án quyết định đưa ra xét xử là người dưới 18 tuổi có thể sử dụng

nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc làm sáng tỏ tình tiết về sự vơ tội của mình”.

Do tầm quan trọng của nó mà quyền này được Hiến pháp 2013 quy định tại Khoản 4 Điều 31: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” và là một nguyên tắc

cơ bản trong Bộ luật TTHS. QBC là một tổng thể các quyền và những biện pháp tố tụng cần thiết đảm bảo cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo tích cực tham gia TTHS; có khả năng thực tế để bày tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội; lưu ý các cơ quan THTT về những tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án; khả năng nêu ra những tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo. Nếu như QBC là khả năng sử dụng những quyền tố tụng để bảo vệ những quyền và lợi ích

hợp pháp thì biện pháp bào chữa là các hành động cụ thể để thực hiện quyền ấy

(viết đơn khiếu nại, kháng cáo, tranh luận…). Khái niệm QBC phản ánh những

quyền cụ thể mà Bộ luật TTHS đã quy định cho bị can, bị cáo được thực hiện để

bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước việc các cơ quan và những người THTT đã khởi tố VAHS, khởi tố họ với tư cách bị can, hoặc đã quyết định truy tố và đưa

36

họ ra xét xử; bao gồm cả quyền họ được chứng minh là mình khơng có tội hoặc có những tình tiết giảm nhẹ TNHS. Trong khi đó, đảm bảo QBC được xem là cơ chế thực hiện QBC, ghi nhận trách nhiệm của cơ quan, người THTT, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước khác phải tạo điều kiện giúp bị can, bị cáo nói chung thực hiện QBC.

Theo quy định của Bộ luật TTHS, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa (đặc biệt là đối với người CTN) và có thể do đang bị giam giữ

nên họ không thể thực hiện được việc tự bào chữa có hiệu quả. Họ cần có người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác có khả năng để bào chữa, do đó, bên cạnh quyền tự bào chữa, pháp luật đã quy định họ có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân (BCVND) bào chữa cho mình. Quy định về NBC, các quyền và nghĩa vụ của họ tại các Điều 56, 57 và 58 của Bộ luật TTHS. Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền của bị can, bị cáo, không phải là nghĩa vụ của họ.

Để những người có lỗi thực hiện một cách có hiệu quả quyền tự bào chữa, Điều 11 Bộ luật TTHS Việt Nam thừa nhận QBC gồm 02 nội dung quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Quy định trong điều 11 Bộ luật TTHS không mâu thuẫn với Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 9 Luật tổ chức TAND năm 2002. Trong đó, điều 11 Bộ luật TTHS 2003 quy định QBC của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đây chính là bước phát triển về chất của chế định QBC trong luật TTHS của nước ta, nó hồn tồn phù hợp với lý luận TTHS hiện đại trên thế giới.

Khái niệm QBC trong TTHS đã được các nước tiếp cận ở nhiều góc độ khác

nhau nhưng mục đích chung duy nhất vẫn là bảo đảm quyền của con người khi

tham gia TTHS.

Như vậy, qua sự phân tích, so sánh các quan điểm khoa học và quy định

pháp luật của các nước về khái niệm QBC cho thấy, chế định QBC trong TTHS

37

hiện ở chỗ QBC được ghi nhận như một nguyên tắc Hiến định nhằm đảm bảo cho bị can, bị cáo sử dụng tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ mình trước Tòa án; pháp luật dành cho bị can, bị cáo mọi quyền cần thiết để chứng minh sự vô tội của mình và các tình tiết giảm nhẹ TNHS, đưa ra các u cầu của mình, xuất trình chứng cứ…Tính lịch sử được thể hiện ở những bảo đảm pháp lý về QBC bị can, bị cáo được ghi nhận và ngày càng hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, đáp ứng với khả năng thực tế của các cơ quan THTT và người THTT trong quá trình giải quyết VAHS.

Điều 1 phần 1 CƯQT về quyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02-9-1990 quy định: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ

trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó quy định độ tuổi thành niên sớm

hơn”. Theo Công ước, trẻ em bao gồm tất cả những ai chưa phải là người lớn, nghĩa

là những ai dưới 18 tuổi thì được hưởng mọi quyền lợi được ghi nhận trong Công ước. Bên cạnh Công ước quyền trẻ em thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp

quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người CTN, hay còn gọi là Quy tắc Bắc

Kinh (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice/Beijing Rules) do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29-11-1985 cũng là một văn bản pháp luật quốc tế sử dụng khái niệm này. Quy tắc Bắc Kinh không nêu rõ người CTN là người dưới 18 tuổi mà chỉ đưa ra khái niệm trẻ em hoặc người ít tuổi. Theo Quy tắc Bắc Kinh thì “người chưa thành niên phạm pháp là trẻ

em hay người ít tuổi bị cho là hay bị phát hiện là phạm pháp”. Quy tắc cũng định

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35 - 46)