2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Q trình thực hiện luận án khơng thể tách rời các
30
nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các nguyên lý này dẫn tới trong qua trình phân tích, so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước, các kết luận được đưa ra khơng thể mang tính chất khen hay chê mà chỉ có thể là sự khác biệt và tương đồng. Nhưng sự khác biệt và tương đồng này lại phải được đánh giá trong bối cảnh của một hiện tượng pháp luật và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của sự hình thành, phát triển các hiện tượng pháp luật. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền, về bảo đảm QCN đã được sử dụng khi tiếp cận vấn đề QBC để thấy rằng QBC là một quyền cơ bản, mang tính lịch sử và có sức ảnh hưởng lớn đến hiện thực xã hội và nhận thức về QBC là một quá trình khách quan.
Phương pháp phân tích, so sánh đã được sử dụng khi phân tích những quy định của Bộ luật TTHS 2003, kết quả nghiên cứu so sánh còn chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế, bất cập của chúng và so sánh với yêu cầu của CCTP để xác định những định hướng hoàn thiện Bộ luật TTHS 2003. Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đưa ra những đánh giá về thực trạng của Bộ luật TTHS 2003 liên quan đến QBC của người CTN phạm tội khi tham gia hoạt động TTHS, những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật TTHS 2003. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã khảo sát thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT tại một số tỉnh, thành, nghiên
cứu hồ sơ, tài liệu các vụ án làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương
pháp đàm thoại cũng được tiến hành để trao đổi với các chuyên gia làm công tác
thực tiễn như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư và những người làm
công tác nghiên cứu về pháp luật TTHS. Phương pháp tiếp cận được thực hiện
nhằm làm rõ ý kiến của các đối tượng được hỏi ý kiến về những nội dung cụ thể
làm cơ sở cho việc đánh giá, đề xuất những kiến nghị cụ thể. Như vậy có thể nói
luận án được thực hiện trên sự kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
31
Phần 3