KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81 - 84)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

KẾT LUẬN CHƯƠN G

Các quốc gia trên thế giới đều thống nhất rằng mọi người đều phải được đối xử bình đẳng và chung sống với nhau trong hịa bình và tự do. Điều này là dựa trên niềm tin rằng tất cả mọi người đều có các “quyền” bình đẳng như nhau và ai cũng

phải thừa nhận và tôn trọng quyền của người khác. Tất cả trẻ em cũng đều có các

quyền như vậy và những quyền này đều được thừa nhận trong Công ước của Liên

hợp quốc về Quyền trẻ em. Những quyền này nhằm để đảm bảo rằng trẻ em được

hưởng những gì mà các em cần để lớn lên, phát triển và học tập trong hịa bình, sức khỏe và trở thành người có ích cho xã hội. Tất cả các quyền này đều rất quan trọng

và cần phải được tôn trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Một trong những quyền

quan trọng mà các em dễ bị xâm phạm nhất đó là quyền được bảo vệ khỏi những

khó khăn trong suốt q trình tư pháp. Có nghĩa, các em có quyền được bảo vệ khỏi

mọi hình thức xâm phạm, ngược đãi từ thời điểm hành vi phạm pháp bị phát hiện

cho đến suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ sự phát triển trong tương lai của quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt

Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em và người

CTN. Công ước về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và

trí tuệ cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống

pháp luật khá đầy đủ tạo căn cứ pháp lý quan trọng cho các cơ quan bảo vệ pháp

luật để đảm bảo các quyền của trẻ em nói chung và người CTN trong các VAHS nói riêng. Thủ tục được áp dụng đối với người CTN còn là việc thực hiện nghĩa vụ cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, buộc Nhà nước Việt Nam phải tôn trọng những nguyên tắc, những quy định quốc tế chủ yếu như: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20-2-1990), Quy tắc Bắc Kinh (1985), Hướng dẫn Riyadh (1990) hay những nguyên tắc tối thiểu phổ biến

của Liên hợp quốc về bảo vệ người CTN bị tước quyền tự do… Bên cạnh đó, khi

78

Nam cũng phải tính đến có sự tương đồng với pháp luật quốc tế, pháp luật các nước về vấn đề này. Trong chính sách hình sự đối với người CTN của mỗi quốc gia lại phải tính đến sự phù hợp với mức độ phát triển về tâm sinh lý của lứa tuổi, sự phát triển của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cũng như truyền thống pháp lý của từng dân tộc. Mặc dù về hình thức, pháp luật hình sự, TTHS của các nước và các văn bản pháp luật hình sự quốc tế đều có những tiêu chí giống nhau để xác lập về TNHS, về NBC, về việc bảo vệ quyền lợi của người CTN trong các giai đoạn của TTHS. Tuy nhiên, khi quy định về những vấn đề này lại phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố trong đó có hệ thống pháp luật của nước đó thế nào.

Các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục TTHS đối với người CTN mặc dù chưa được đầy đủ nhưng cũng đã thể hiện rất rõ chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với người CTN. Có thể nói, tồn bộ hệ thống các nguyên tắc TTHS, cũng như trình tự, thủ tục tố tụng là những bảo đảm buộc cơ quan THTT,

người THTT phải thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của

những người tham gia tố tụng. Biểu hiện rõ nét nhất của các quyền năng tố tụng của những người tham gia tố tụng là nguyên tắc bảo đảm QBC – một quyền Hiến định, và nhất là đối với các chủ thể là người CTN. Vì vậy, các giai đoạn TTHS được quy định trong luật là bảo đảm để cơ quan THTT, người THTT phải thực hiện những nghĩa vụ trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, nhất là bị can, bị cáo là người CTN.

Việc ghi nhận và thực hiện bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN thể hiện sự tơn trọng và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các QCN trong lĩnh vực tư pháp – một lĩnh vực nhạy cảm được toàn xã hội quan tâm. Nhà nước ban hành pháp luật TTHS là việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về TTHS, bảo đảm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là tạo cơ sở vững chắc cho mọi người tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các giá trị xã hội được thừa nhận, bảo vệ, mà nổi bật trong các giá trị đó là QCN, quyền của bị can, bị cáo. Pháp luật TTHS là công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước để bảo đảm thực

hiện quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo nói chung. Với những đặc điểm

79

người CTN có tính bắt buộc bằng cách xác lập những điều cấm mà bất cứ ai, kể cả

người THTT cũng không được vi phạm, đồng thời, pháp luật được bảo đảm thi

hành bằng bộ máy nhà nước cùng với sức mạnh xã hội. Vì vậy, các quy định của pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người CTN được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước, chống mọi hành vi xâm hại. Như vậy, pháp luật TTHS còn là thước đo việc bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo nói chung.

Qua cơng tác thực thi pháp luật TTHS, có thể rút ra những bài học bổ ích cho việc bảo đảm ngày một tốt hơn QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS. Cũng chính từ việc ghi nhận QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS, mà

pháp luật TTHS trở thành phương tiện để họ có điều kiện bảo vệ mình. Quyền và

lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS đã được pháp luật

TTHS ghi nhận và bảo đảm thực hiện, tất yếu phải được bảo vệ khỏi bất cứ hành vi xâm hại nào. Do đó, pháp luật TTHS trước hết là cơ sở vững chắc để bị can, bị cáo là người CTN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, pháp luật khơng thể khơng ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan THTT, người THTT, tổ chức và cá nhân trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS.

Đối với các cơ quan THTT, bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN có ý nghĩa định hướng và chỉ đạo trong lĩnh vực TTHS hết sức khó khăn và nhạy cảm. Đây là lĩnh vực mà QCN nói chung và quyền trẻ em nói riêng dễ bị xâm hại từ phía các cơ quan THTT, người THTT. Vì vậy, việc nắm vững bản chất, ý nghĩa bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN sẽ giúp cho những người thực thi pháp luật tránh được những sai sót, vi phạm QCN, vi phạm quyền trẻ em. Việc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN còn cung cấp cơ sở pháp lý cho việc nhận

thức đúng đắn địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS để cơ

quan THTT có thái độ khách quan, thận trọng trong việc nhận thức VAHS một cách khoa học, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

80

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)