Trong tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 77 - 81)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

1.3.4. Trong tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

- Vấn đề tuổi chịu TNHS: theo pháp luật Trung Hoa thì độ tuổi chịu TNHS

từ 14 tuổi trở lên. Pháp luật Trung Hoa cũng đề cập đến vấn đề người CTN nhưng

đề cập rất ít và khơng quy định thành một chương riêng như của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Về chế định hình phạt đối với người CTN, pháp luật hình sự của Trung Hoa cũng có quy định giống như pháp luật hình sự Việt Nam là “khơng

được áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên dưới 18 tuổi”.

- QBC của bị can là người CTN trong giai đoạn điều tra: theo luật TTHS và Luật về Luật sư của Trung Hoa, người bị buộc tội (kể cả người CTN phạm tội) được thực hiện QBC ngay sau khi hoạt động điều tra đầu tiên của cảnh sát đối với nghi phạm hoặc khi có biện pháp buộc tội với nghi phạm. Theo đề nghị, luật sư có thể tiến hành tư vấn pháp lý cho nghi phạm hoặc người đại diện cho thân chủ trong

74

việc kiện hoặc bác tội. Trong trường hợp nghi phạm bị giam giữ, luật sư có thể thay mặt nghi phạm nộp đơn xin bảo lãnh thả nghi phạm cho đến khi xét xử. Khi vụ việc đang trong quá trình điều tra, theo đề nghị của nghi phạm, luật sư có thể là NBC cho nghi phạm, tham gia quá trình điều tra cho đến khi xét xử vụ án. Khi tham gia

tố tụng, luật sư có quyền thu thập và thẩm định các tài liệu liên quan, gặp gỡ hay

giữ liên lạc với nghi phạm hoặc bị cáo đang bị giam giữ [47, tr. 618]. Pháp luật

TTHS của Trung Hoa quy định khi tiến hành bắt giam nghi can là người CTN phải báo cho người đại diện của nghi can biết cũng như với mục đích đảm bảo QBC của

người bị buộc tội là người CTN cũng như bảo đảm sự tham gia vào quá trình tố

tụng của NBC Bộ luật TTHS Trung Hoa đề ra các quy định buộc các cơ quan THTT phải thực hiện như: “…trong các vụ án có người chưa thành niên phạm tội,

có thể báo cho nghi can và người đại diện của bị cáo có mặt vào thời điểm thẩm

vấn và xét xử” (Điều 14 Bộ luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Như

vậy, ngay từ giai đoạn điều tra, khi tiến hành thẩm vấn và cho đến khi bị cáo là

người CTN được đưa ra xét xử đều cần phải có người đại diện của họ tham gia.

Nhưng trong luật TTHS Trung Hoa không thấy đề cập đến vấn đề bắt buộc phải có NBC cho bị can là người CTN trong quá trình điều tra. Pháp luật TTHS của Trung

Hoa sử dụng thuật ngữ “người đại diện pháp lý” chứ không sử dụng thuật ngữ

“người đại diện hợp pháp” như pháp luật TTHS Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. Theo Bộ luật TTHS Trung Hoa thì: “Người đại diện pháp lý là bố mẹ đẻ,

bố mẹ nuôi, người giám hộ của người được đại diện và đại diện cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có trách nhiệm bảo vệ”.

- QBC của bị cáo là người CTN trong hoạt động xét xử: thứ nhất, “…nếu bị

cáo là người mù, câm hoặc điếc hoặc là người chưa thành niên và do đó khơng chỉ

định bất kỳ ai làm người bào chữa thì Tịa án nhân dân phải chỉ định một luật sư có

nghĩa vụ trợ giúp pháp lý làm người bào chữa cho họ” (Điều 34 Bộ luật TTHS

nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Điều luật này có nhiều nét tương đồng với

75

tâm đến trẻ em là người CTN phạm tội và trường hợp người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Nhưng có điểm khác biệt về quyền lựa chọn và thay đổi NBC khi nghiên cứu pháp luật TTHS Trung Hoa so với pháp luật TTHS Việt Nam về

quyền này. Tại Điều 39 Bộ luật TTHS Trung Hoa quy định: “Trong q trình xét

xử, bị cáo có thể từ chối NBC tiếp tục bào chữa cho mình và có thể chỉ định người bào chữa khác”. Nghĩa là, việc lựa chọn, thay đổi NBC được thực hiện trước khi xét

xử cho đến khi trong quá trình xét xử, bị cáo có quyền thực hiện quyền này, khác với quy định của luật TTHS Việt Nam là chỉ được lựa chọn, thay đổi trước khi xét xử bị cáo. Có thể nói bị cáo có thể sử dụng QBC của mình tương đối rộng hơn. Thứ nhì, hầu như tất cả các vụ án xét xử người CTN phạm tội đều không được đưa ra xét xử công khai. Điều 152 Bộ luật TTHS Trung Hoa quy định: “Tịa án nhân dân xét

xử sơ thẩm cơng khai. Tuy nhiên, không được xét xử công khai những vụ án liên quan đến bí mật quốc gia hoặc bí mật đời tư. Không xử công khai các vụ án do

người vị thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nhìn chung, cũng

khơng xử công khai các vụ án do người vị thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến

dưới 18 tuổi. Phải tuyên bố trước Tịa án lý do khơng xử các vụ án công khai”.

Về QBC, cũng như các nước trên thế giới, pháp luật TTHS Trung Hoa quy định về QBC như sau: “Ngoài quyền tự bào chữa, bị can, bị cáo có thể chọn một

hoặc hai người làm người bào chữa. Những người sau đây có thể được chọn là

người bào chữa: luật sư, người do tổ chức hoặc đơn vị công tác của bị cáo đề nghị, người giám hộ hoặc họ hàng và bạn bè của bị can, bị cáo. Người đang chấp hành hình phạt hoặc người mà quyền tự do cá nhân bị tước đoạt hoặc hạn chế theo luật không được làm người bào chữa” (Điều 32 Bộ luật TTHS Trung Hoa). Về NBC,

pháp luật TTHS Trung Hoa đưa ra một khái niệm rộng hơn khái niệm NBC của pháp luật TTHS Việt Nam, họ có thể là luật sư, người do tổ chức hoặc đơn vị công tác của chính bị cáo đề nghị, người giám hộ hoặc họ hàng, bạn bè của bị cáo…Trong khi đó, NBC trong TTHS của Việt Nam là luật sư, BCVND, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.

76

Tóm lại, trên thế giới, mỗi nước đều có một hệ thống pháp luật mang tính

chất đặc trưng riêng của nước mình. Sở dĩ có sự khác nhau trong quy định của pháp luật mỗi nước là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị cũng như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, lịch sử, tình hình tội phạm… và sự phát triển tư duy lập pháp TTHS của mỗi nước là khác nhau. Sự phát triển tư duy lập pháp này tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau ở mỗi quốc gia như chính sách hình sự của nhà nước, sự phát triển của khoa học pháp lý, tình trạng tội phạm người CTN, sự phát triển và chun mơn hóa trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan THTT. Quá trình phát triển tư duy lập pháp này trên thế giới trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đã trở thành xu hướng chung ngày càng mang tính nhân văn, hình thành những chuẩn mực

chung về thái độ của nhà nước đối với nhóm chủ thể đặc biệt này – người CTN

phạm tội và được thể hiện trong các văn kiện pháp luật quốc tế. Điểm chung nhất

của chính sách hình sự trong TTHS đối với người CTN là bị can, bị cáo là những quy định nhằm bảo đảm một cách tốt nhất QBC cho đối tượng này, hạn chế một

cách tối đa việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế, hạn chế một cách thấp nhất

những tác động không thể tránh khỏi về tâm lý đối với bị can, bị cáo là người CTN do hoạt động TTHS gây ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc làm rõ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội của họ để Tịa án có thể đưa ra một quyết định có hiệu quả nhất đến tâm lý của các chủ thể đặc biệt này nhằm giúp họ trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.

77

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)