Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 94 - 116)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự

can, bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự 1988

Kế thừa và phát triển pháp luật TTHS nước ta từ Cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1988, và để phù hợp với những đổi mới về mọi mặt của đời sống xã hội, ngày 20-6-1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội thông qua Bộ luật TTHS đầu tiên của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 1989. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp TTHS nói chung và chế định bào chữa nói riêng ở nước ta, nó đánh dấu sự thay đổi về chất của nguyên tắc bảo đảm QBC. Lần đầu tiên trong lịch sử TTHS Việt Nam có một bộ luật hồn chỉnh quy định về trình tự, thủ tục khởi tố điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan THTT; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội. Cũng trong Bộ luật TTHS này, lần đầu tiên đã có một chương riêng “Thủ tục đặc

biệt”, quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN – Chương

XXXI. Chính từ việc quy định thành một chương riêng như vậy nên các thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người CTN cũng trở nên chặt chẽ hơn khi chưa có Bộ luật TTHS. Với mười điều luật (từ Điều 271 đến Điều 280), Bộ luật TTHS đã quy định về các vấn đề như phạm vi áp dụng, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với người CTN, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự,

91

việc tham gia của đại diện gia đình, tổ chức xã hội và NBC trong những vụ án mà bị

can, bị cáo là người CTN. Về phạm vi áp dụng được quy định cụ thể tại Điều 271

như sau: “Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa

thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy

định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này”. Điểm

nổi bật nhất trong Chương XXXI là quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN được thể hiện rõ nét tại Điều 273 quy định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam: “… có thể bị

bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…”. Như vậy, nếu bị can, bị cáo là người CTN

phạm tội ít nghiêm trọng sẽ không bị áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam có thể gây ra cho các em những ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý. Kế thừa các quy định về NBC, đại diện gia đình, tổ chức xã hội trong Thông tư số 16 của TAND tối

cao, Bộ luật TTHS 1988 đã quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ hơn. Đó là,

CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử NBC cho bị can, bị cáo,

nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có

thể lựa chọn NBC hoặc tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo. Đồng thời bị can, bị

cáo là người CTN và người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền yêu cầu thay

đổi hoặc từ chối NBC (Điều 37) đối với NBC do cơ quan THTT yêu cầu Đoàn luật sư cử. Đại diện gia đình cũng phải có mặt khi CQĐT hỏi cung bị can và phải có mặt tại phiên tịa xét xử (Điều 276). Việc tham gia của đại diện gia đình trong các giai đoạn tố tụng sẽ giúp cho người CTN có tâm lý bình tĩnh, tự tin hơn, khai báo rõ ràng, đồng thời bảo vệ quyền lợi về mặt pháp lý cho họ tránh khỏi sự lạm quyền, vi phạm pháp luật trong quá trình THTT. Bên cạnh các quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo là người CTN khi tham gia tố tụng, Bộ luật TTHS còn quy định trách nhiệm đối với những người THTT: “Điều tra viên, kiểm sát viên,

thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thành niên”

92

(khoản 1 Điều 272) hay “thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân

dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” (khoản 1

Điều 277). Trên thực tế, các cơ quan và người THTT đã biết chú ý hơn đến những thủ tục đặc biệt khi giải quyết những vụ án do người CTN thực hiện Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, một số quy định của Bộ luật TTHS đã có nhiều bất cập, hạn chế, một số quy định trong Chương XXXI Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo

là người chưa thành niên có điểm không phù hợp với các điểm chung của Bộ luật,

các thuật ngữ sử dụng chưa chính xác. Bên cạnh đó là sự tiếp tục khẳng định “QBC

của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp đỡ bị cáo…” (Điều 132 Hiến

pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992), và việc ra đời của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 1989, các nhà làm luật đã nhận thấy sự cần thiết phải có một Bộ luật TTHS hoàn chỉnh hơn. Để kịp thời giải quyết những khó khăn tạm thời, Bộ luật TTHS đã tạm thời sửa đổi, bổ sung một số điều sao cho phù hợp với các địi hỏi nêu trên. Chính vì vậy, Bộ luật TTHS 1988 đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1992 và năm 2000. Các lần sửa đổi, bổ sung này nhằm làm cho Bộ luật TTHS phù hợp hơn với Hiến pháp 1992 và tiến trình phát triển của xã hội, tuy nhiên nội dung nguyên tắc bảo đảm QBC tại Điều 12 Bộ luật vẫn không thay đổi.

Qua nghiên cứu sự phát triển các quy định của pháp luật TTHS về QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong giai đoạn Bộ luật TTHS 1988 có hiệu lực chúng tơi nhận thấy có những điểm sau:

- Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng đối với người

CTN thời kỳ này được ban hành đa dạng hơn, bổ sung cho những quy định cịn

thiếu sót ở các giai đoạn trước đây, đặc biệt nhất là sự ban hành ra Bộ luật TTHS

1988. Quy định về những thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người CTN được quy định thành một chương riêng. Qua các lần sửa đổi, bổ sung các quy định này dần trở nên hoàn thiện hơn về cả nội dung lẫn mặt kỹ thuật lập pháp. Chính từ điều này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của NBC nói riêng và bảo đảm QBC

93

của bị can, bị cáo nói chung, đồng thời tạo tiền đề cho việc tiếp tục phát triển và

từng bước hoàn thiện chế định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN.

- Thứ nhì, những quy định về QBC của bị can, bị cáo nói chung và của người CTN nói riêng ngày càng được hồn thiện theo thời gian. Điều này cho thấy, quan điểm của các nhà làm luật của nước ta về bảo đảm QBC ở thời kỳ này là rất tiến bộ. Điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển và hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo nói chung trong TTHS ngày nay. Bên cạnh những đóng góp tích cực, chế định bảo đảm QBC trong các văn bản pháp luật thời kỳ này vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót nhất định và chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh bảo đảm QBC trong TTHS, đặc biệt là những quy định đảm bảo quyền và lợi ích cho người CTN khi tham gia tố tụng vẫn chưa được đề cập đến. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật trong thời kỳ này cũng đề cập nhiều đến vai trò của NBC, đồng thời ghi nhận việc bào chữa thông qua NBC là quyền tố tụng cơ bản của bị cáo và cần thiết phải được bảo đảm. Từ khi Bộ luật TTHS ra đời cho đến thời điểm này đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên các lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6 năm 1990, tháng 12 năm 1992 và tháng 6 năm 2000 chúng ta chỉ mới tập trung vào

một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đấu

tranh phòng chống tội phạm, chưa có điều kiện sửa đổi một cách cơ bản và tồn

diện, do đó chưa khắc phục hết những hạn chế và bất cập. Tuy nhiên, trong cả ba lần sửa đổi trên, Bộ luật TTHS vẫn tiếp tục quy định QBC được đảm bảo cho bị can và bị cáo là người CTN.

2.1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của bị

can, bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Qua gần 15 năm thi hành với ba lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật TTHS 1988 đã là một trong những căn cứ pháp lý giúp CQĐT, Viện kiểm sát, Tịa án tiến hành các hoạt động của mình một cách khách quan, tồn diện, đầy đủ góp phần vào việc bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trong

94

công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, đổi mới toàn diện đất nước trên

tất cả các lĩnh vực trong đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh CCTP và

coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm, định hướng về CCTP trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về

một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã được pháp luật

hóa thành những quy định tương ứng của Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung), Luật

Tổ chức TAND 2002, Luật Tổ chức VKSND 2002… và cần tiếp tục được pháp luật hóa thành những quy định của Bộ luật TTHS. Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS 1988 đã

khơng cịn phù hợp nữa, bộc lộ những hạn chế và có nhiều bất cập nhất định, cần

được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, bảo đảm tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn

bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu CCTP và cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm.

Trước tình hình đó, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ tư đã thơng qua Bộ luật TTHS 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2004.

So với những lần sửa đổi trước đây, Bộ luật TTHS 2003 đã được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, và ghi nhận thêm một số điều luật mới. Một trong những nội dung sửa đổi quan trọng liên quan đến nguyên tắc bảo đảm QBC được quy định tại Điều 11 với tên gọi: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị

cáo” [29]. Bộ luật TTHS 2003 một lần nữa khẳng định việc bảo đảm QBC là một nguyên tắc cơ bản trong TTHS, đồng thời mở rộng đối tượng được hưởng QBC cả đối với người bị tạm giữ mà không chỉ đối với bị can, bị cáo như các quy định trước đó. Việc bổ sung quyền này đối với người bị tạm giữ xuất phát từ quan điểm cho

rằng người bị tạm giữ được xác định là người bị tình nghi thực hiện tội phạm đối

với VAHS, do vậy họ có quyền được bào chữa [49]. Theo đó, Điều 11 Bộ luật

TTHS 2003 quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc

nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án có nhiệm vụ bảo

95

định của Bộ luật này.” Như vậy, theo Bộ luật TTHS 2003, chủ thể của QBC được

mở rộng bao gồm cả người bị tạm giữ.

Người bào chữa theo quy định của Bộ luật TTHS.

Bộ luật TTHS Việt Nam quy định NBC là người tham gia tố tụng để giúp đỡ người bị buộc tội về mặt pháp lý, làm sáng tỏ những tình tiết xác định sự vơ tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người bị buộc tội, đồng thời góp phần bảo vệ pháp luật (khoản 3 Điều 58 Bộ luật TTHS 2003). Chế định NBC đã được ghi nhận ngay trong Bộ luật TTHS 1988 khi xác định NBC là người tham gia tố tụng. NBC khơng có quyền lợi ích liên quan đến vụ án. Cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của NBC trong TTHS chính là ý chí của người bị buộc tội và trong một số trường hợp, sự tham gia của NBC là bắt buộc là trên cơ sở quy định của luật (các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS năm 2003).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTHS, NBC có thể là luật sư, Bào chữa viên nhân dân (BCVND) hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối tượng tham gia bào chữa cho người bị buộc tội phổ biến trong vụ án hình sự chủ yếu là đội ngũ luật sư. Hiện nay, do trình độ và ý thức pháp luật của nhân dân ta cịn hạn chế nên khi nói đến NBC người ta chỉ nghĩ đến luật sư cịn những người khác khơng phải là luật sư thì khơng phải là NBC. Tuy nhiên, luật sư là khái niệm nghề nghiệp còn NBC là một khái niệm tố tụng.

Theo Điều 2 Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung số 20/2012/QH13 ngày 20-

11-2012 của Quốc Hội, quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện

hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Khoản 1 Điều 22 Luật Luật sư quy định: “Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,

96

Ngoài việc nhờ luật sư là NBC cho mình, bị can, bị cáo cịn có thể thơng qua

người đại diện hợp pháp của mình mà thực hiện QBC. Cho đến thời điểm này, Bộ

luật TTHS Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về người đại diện hợp

pháp của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự như đối với một số người tham gia tố

tụng khác. Tuy nhiên ở cấp độ văn bản dưới luật, Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8-12-1988 của TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn một số quy định trong Bộ luật TTHS trong đó có phần đề cập về người đại diện hợp pháp của bị cáo là người CTN với nội dung “đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên

là bố mẹ hoặc người đỡ đầu của họ”. Theo đó, vấn đề “người đại diện hợp pháp”

của người bị buộc tội chỉ đặt ra khi họ là người CTN hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc nhược điểm về tâm thần.

Đối với người CTN, ngoài quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS 2003 thì tại khoản 3 Điều 303, Điều 305 Bộ luật TTHS cũng quy định người đại diện hợp

pháp của bị cáo. Ngoài người đại diện hợp pháp, bị cáo là người CTN cịn có đại

diện của gia đình; thầy giáo, cơ giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 94 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)