Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 145 - 147)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

3.1.2.Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

niên đáp ng yêu cu hi nhp quc tế

Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, nhà nước ta đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, nhất là những trường hợp người CTN phạm tội. Điều này càng thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em. Chính vì thế, trong chính sách TTHS của Nhà nước đối với việc truy cứu TNHS người CTN là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để người CTN nhận ra sai lầm và từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cộng đồng. Với lý do này pháp luật TTHS Việt Nam đã có những quy định về thủ tục riêng dành cho người CTN khi họ còn là bị can, bị cáo trong các VAHS.

142

Xác định người CTN là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ vào các hoạt động phạm tội, chưa tự chủ trong mọi tình huống. Do vậy, nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án có bị can, bị cáo là người CTN được khách quan, chính xác, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN, Bộ luật TTHS 2003 đã dành hẳn Chương XXXII quy định trình tự, thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN. Các quy định trình tự, thủ tục này đối với người CTN phạm tội có những điểm khác biệt so với thủ tục TTHS áp dụng đối với người thành niên phạm tội. Tư tưởng này là thống nhất với quy định trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1953 và CƯQT về quyền trẻ em 1989 là “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự

bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định tại Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…”.

Mặc dù những quy định trong Bộ luật TTHS hiện hành đã phản ánh được tinh thần bảo vệ quyền trẻ em đối với trường hợp người CTN phạm tội. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn hoạt động cho thấy những quy định này còn có những bất cập, vướng mắc, hạn chế như đã phân tích ở phần thực trạng bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN tại Chương II của Luận án. Bên cạnh đó, đất nước ta đã có hàng loạt thay đổi sâu sắc về nhiều mặt. Chúng ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhập sâu vào quan hệ quốc tế như tham gia các CƯQT, đặc biệt là Công ước về quyền trẻ em - một văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay. Những chuẩn mực quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc sẽ tham gia ký kết trong tương lai là những yêu cầu khách quan đòi hỏi tăng cường sự bảo đảm QCN trong TTHS. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng chủ đạo trong các Nghị

143

quyết của Bộ Chính trị về CCTP trong lĩnh vực TTHS là “cải cách mạnh mẽ các thủ

tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ

nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa án làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp…” [18]. Đặc biệt, chính sách dân chủ trong hoạt động tố tụng của Đảng ngày càng được mở rộng từ khâu điều tra, truy tố, xét xửđến thi hành án cùng hàng loạt yêu cầu khác về CCTP mà Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã đặt ra.

Ngoài ra, Việt Nam chưa có luật riêng, toàn diện về tư pháp người CTN, chưa có cơ quan đầu mối giám sát chấp hành các chế tài xử phạt tại cộng đồng, chưa có lực lượng điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán chuyên trách, chưa có Tòa án, luật thủ tục riêng để xử lý các vụ án về người CTN. Những khiếm khuyết trên đã trở thành những rào cản trong quá trình hoàn thiện hệ thống tư pháp cho người CTN của Việt Nam. Chính từ những thực trạng này, cho chúng ta thấy được nhu cầu hoàn thiện vấn đề đảm bảo QBC của bị can, bị cáo là người CTN là tất yếu. Cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Nhà nước, sự tham gia của chính quyền các cấp và các ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các quyền trẻ em; hệ thống pháp luật TTHS và chính sách trong lĩnh vực này cần được hoàn thiện hơn nữa về tính hiệu quả, khách quan, dân chủ và nhất là phải mang tính đồng bộ và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Có như thế QBC của bị can, bị cáo là người CTN mới được thực sự bảo đảm thực hiện.

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 145 - 147)