Quy định của pháp luật tốt ụng hình sự về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 94 - 97)

2. Mục tiêu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tà

2.1.2. Quy định của pháp luật tốt ụng hình sự về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự

Kế thừa và phát triển pháp luật TTHS nước ta từ Cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1988, và để phù hợp với những đổi mới về mọi mặt của đời sống xã hội, ngày 20-6-1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội thông qua Bộ luật TTHS đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 1989. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp TTHS nói chung và chếđịnh bào chữa nói riêng ở nước ta, nó đánh dấu sự thay đổi về chất của nguyên tắc bảo đảm QBC. Lần đầu tiên trong lịch sử TTHS Việt Nam có một bộ luật hoàn chỉnh quy định về trình tự, thủ tục khởi tốđiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan THTT; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội. Cũng trong Bộ luật TTHS này, lần đầu tiên đã có một chương riêng “Thủ tục đặc biệt”, quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN – Chương XXXI. Chính từ việc quy định thành một chương riêng như vậy nên các thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người CTN cũng trở nên chặt chẽ hơn khi chưa có Bộ luật TTHS. Với mười điều luật (từ Điều 271 đến Điều 280), Bộ luật TTHS đã quy định về các vấn đề như phạm vi áp dụng, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với người CTN, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự,

91

việc tham gia của đại diện gia đình, tổ chức xã hội và NBC trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN. Về phạm vi áp dụng được quy định cụ thể tại Điều 271 như sau: “Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy

định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này”. Điểm nổi bật nhất trong Chương XXXI là quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN được thể hiện rõ nét tại Điều 273 quy định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam: “… có thể bị

bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…”. Như vậy, nếu bị can, bị cáo là người CTN phạm tội ít nghiêm trọng sẽ không bị áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam có thể gây ra cho các em những ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý. Kế thừa các quy định về NBC, đại diện gia đình, tổ chức xã hội trong Thông tư số 16 của TAND tối cao, Bộ luật TTHS 1988 đã quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ hơn. Đó là, CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử NBC cho bị can, bị cáo, nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có thể lựa chọn NBC hoặc tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo. Đồng thời bị can, bị cáo là người CTN và người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối NBC (Điều 37) đối với NBC do cơ quan THTT yêu cầu Đoàn luật sư cử. Đại diện gia đình cũng phải có mặt khi CQĐT hỏi cung bị can và phải có mặt tại phiên tòa xét xử (Điều 276). Việc tham gia của đại diện gia đình trong các giai đoạn tố tụng sẽ giúp cho người CTN có tâm lý bình tĩnh, tự tin hơn, khai báo rõ ràng, đồng thời bảo vệ quyền lợi về mặt pháp lý cho họ tránh khỏi sự lạm quyền, vi phạm pháp luật trong quá trình THTT. Bên cạnh các quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo là người CTN khi tham gia tố tụng, Bộ luật TTHS còn quy định trách nhiệm đối với những người THTT: “Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như

92

(khoản 1 Điều 272) hay “thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” (khoản 1 Điều 277). Trên thực tế, các cơ quan và người THTT đã biết chú ý hơn đến những thủ tục đặc biệt khi giải quyết những vụ án do người CTN thực hiện Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, một số quy định của Bộ luật TTHS đã có nhiều bất cập, hạn chế, một số quy định trong Chương XXXI Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên có điểm không phù hợp với các điểm chung của Bộ luật, các thuật ngữ sử dụng chưa chính xác. Bên cạnh đó là sự tiếp tục khẳng định “QBC của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp đỡ bị cáo…” (Điều 132 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992), và việc ra đời của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 1989, các nhà làm luật đã nhận thấy sự cần thiết phải có một Bộ luật TTHS hoàn chỉnh hơn. Để kịp thời giải quyết những khó khăn tạm thời, Bộ luật TTHS đã tạm thời sửa đổi, bổ sung một sốđiều sao cho phù hợp với các đòi hỏi nêu trên. Chính vì vậy, Bộ luật TTHS 1988 đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1992 và năm 2000. Các lần sửa đổi, bổ sung này nhằm làm cho Bộ luật TTHS phù hợp hơn với Hiến pháp 1992 và tiến trình phát triển của xã hội, tuy nhiên nội dung nguyên tắc bảo đảm QBC tại Điều 12 Bộ luật vẫn không thay đổi.

Qua nghiên cứu sự phát triển các quy định của pháp luật TTHS về QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong giai đoạn Bộ luật TTHS 1988 có hiệu lực chúng tôi nhận thấy có những điểm sau:

- Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng đối với người CTN thời kỳ này được ban hành đa dạng hơn, bổ sung cho những quy định còn thiếu sót ở các giai đoạn trước đây, đặc biệt nhất là sự ban hành ra Bộ luật TTHS 1988. Quy định về những thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người CTN được quy định thành một chương riêng. Qua các lần sửa đổi, bổ sung các quy định này dần trở nên hoàn thiện hơn về cả nội dung lẫn mặt kỹ thuật lập pháp. Chính từđiều này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của NBC nói riêng và bảo đảm QBC

93

của bị can, bị cáo nói chung, đồng thời tạo tiền đề cho việc tiếp tục phát triển và từng bước hoàn thiện chếđịnh về QBC của bị can, bị cáo là người CTN.

- Thứ nhì, những quy định về QBC của bị can, bị cáo nói chung và của người CTN nói riêng ngày càng được hoàn thiện theo thời gian. Điều này cho thấy, quan điểm của các nhà làm luật của nước ta về bảo đảm QBC ở thời kỳ này là rất tiến bộ. Điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển và hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo nói chung trong TTHS ngày nay. Bên cạnh những đóng góp tích cực, chế định bảo đảm QBC trong các văn bản pháp luật thời kỳ này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót nhất định và chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh bảo đảm QBC trong TTHS, đặc biệt là những quy định đảm bảo quyền và lợi ích cho người CTN khi tham gia tố tụng vẫn chưa được đề cập đến. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật trong thời kỳ này cũng đề cập nhiều đến vai trò của NBC, đồng thời ghi nhận việc bào chữa thông qua NBC là quyền tố tụng cơ bản của bị cáo và cần thiết phải được bảo đảm. Từ khi Bộ luật TTHS ra đời cho đến thời điểm này đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên các lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6 năm 1990, tháng 12 năm 1992 và tháng 6 năm 2000 chúng ta chỉ mới tập trung vào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, chưa có điều kiện sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện, do đó chưa khắc phục hết những hạn chế và bất cập. Tuy nhiên, trong cả ba lần sửa đổi trên, Bộ luật TTHS vẫn tiếp tục quy định QBC được đảm bảo cho bị can và bị cáo là người CTN.

2.1.3. Quy định ca pháp lut t tng hình s v quyn bào cha ca bcan, b cáo là người chưa thành niên theo B lut t tng hình s năm 2003

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)