Muốn nói đến quản lý nhà trƣờng cần nói đến quản lý giáo dục. Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: QLGD là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất.
QLGD còn đƣợc hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục, một trƣờng học, một cơ sở giáo dục hay trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề …
Vì vậy, “Quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) mang tính chất tổ chức sƣ phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lƣợng giáo dục trong và ngoài trƣờng nhằm huy động họ cộng tác, phối hợp tham gia một cách tối ƣu tới việc hoàn thành các mục tiêu giáo dục” [44; Tr.11].
Trƣờng học là một tổ chức GD cơ sở của hệ thống GD quốc dân, trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ và các lực lƣợng lao động.
QLGD trong nhà trƣờng về cơ bản là quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục bao gồm: Mục tiêu giáo dục (M); Nội dung giáo dục (N); Phƣơng pháp giáo dục (P); Thầy giáo (Th); Ngƣời học - Trò (Tr) và Điều kiện, phƣơng tiện dạy học (ĐK).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Quá trình này đƣợc vận hành đồng bộ trong sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành tố trên, có thể mơ tả theo sơ đồ sau:
M: Mục tiêu GD N: Nội dung GD P: Phƣơng pháp GD Th: Giáo viên Tr: Học sinh QL: Quản lý ĐK: Điều kiện
Sơ đồ 1.1. Quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục
Nhƣ vậy, quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng là một nội dung của quản lý nhà trƣờng. Đồng thời việc tìm kiếm các biện pháp bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ giáo viên là trách nhiệm của hiệu trƣởng nhà trƣờng.