1.3.2.1. Đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KT-XH trong giai đoạn mới
Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH), từ một nƣớc nông nghiệp, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp và hội nhập quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con ngƣời, là nguồn lực ngƣời Việt Nam đƣợc phát triển về số lƣợng và chất lƣợng trên cơ sở mặt bằng dân trí đƣợc nâng cao. Vì vậy, phải chuẩn bị cho ngƣời lao động có những phẩm chất và năng lực mới, việc này phải bắt đầu từ GDPT. Những phẩm chất và năng lực mới phải là mục tiêu của GD&ĐT, trƣớc hết là GDPT.
Những phẩm chất cần thiết đó là:
- Lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội. - Quý trọng và hăng say lao động. - Có lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm
- Tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật
- Quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu… Năng lực cần thiết là:
- Năng lực tƣ duy phê phán, thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề. - Năng lực hợp tác và giao tiếp có hiệu quả.
- Năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị trƣờng lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
1.3.2.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ với những bước tiến nhảy vọt
Những kiến thức mà nhà trƣờng trang bị cho học sinh (HS) chỉ là cái cơ bản ban đầu, trong khi đó tri thức nhân loại lại phát triển với tốc độ quá lớn. Khoa học công nghệ đang thực sự trở thành lực lƣợng sản xuất, có khả năng ứng dụng cao và đạt đƣợc nhiều thành tựu mới.
Vì vậy, đòi hỏi phải coi trọng việc dạy phƣơng pháp, dạy cách học để HS tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức nhân loại, để học tập suốt đời.
Những lý do trên buộc phải xem xét chƣơng trình, sách giáo khoa (CT- SGK), điều chỉnh, đổi mới phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, cung cấp cho HS kiến thức và những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này.
1.3.2.3. Đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học giáo dục
Đó là sự phát triển tâm sinh lí của HS, xu thế đổi mới của chƣơng trình GDPT trên thế giới và sự phát triển GDPT ở nƣớc ta.
Với sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lƣu, HS đƣợc tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống. Do đó HS hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt hơn và thực tế hơn. Đặc biệt HS ở cấp THPT ngoài những kiến thức đã tiếp thu từ nhà trƣờng, các em còn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu những vấn đề khác nhau thuộc các lĩnh vực của cuộc sống. Ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: Sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Do đó, chƣơng trình SGK phải xuất phát từ đối tƣợng giáo dục, có sự hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để phƣơng thức học tập tự lập của HS đƣợc hình thành và phát triển.
Nhƣ vậy với sự phát triển của tâm lý HS, của môi trƣờng xã hội và của thông tin tri thức, các mối quan hệ của sƣ phạm tƣơng tác, sƣ phạm tích cực đòi hỏi ở cấp THPT trong xu thế HĐH, quá trình học tập cũng cần đƣợc thay đổi và phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Trong bối cảnh phát triển của khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực với chất lƣợng cao đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục: từ quan niệm về chất lƣợng giáo dục, về nhân cách ngƣời học đến cách tổ chức quá trình giáo dục,….
Từ cuối thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị và triển khai cải cách GD, tập trung vào GDPT là trọng điểm, là cải cách CT-SGK. Việc xây dựng chƣơng trình GDPT ở các nƣớc thƣờng theo các xu thế sau:
- Đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KT-XH và cạnh tranh quốc tế trong tƣơng lai, góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng về cơ hội học tập.
- Nhấn mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá. - Phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển khả năng tƣ duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cƣờng thể chất và tinh thần. Các yêu cầu đƣợc ƣu tiên phát triển là: Các kỹ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học, thói quen và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Nội dung chƣơng trình thƣờng tinh giản hơn, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cơ bản và thiết thực kết hợp đƣợc nhiều mặt giáo dục.
- Hình thức tổ chức dạy học đa dạng, GV có thể chủ động lựa chọn nội dung và phƣơng pháp thích hợp với từng đối tƣợng HS, phối hợp giữa dạy học cá nhân và dạy theo nhóm, lớp, dạy ở trong và ngoài trƣờng.
- SGK trở thành tài liệu định hƣớng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của ngƣời học.
Nhìn chung, chƣơng trình GDPT của các nƣớc đã coi trọng thực hành, vận dụng; nội dung chƣơng trình đƣợc tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cơ bản và thiết thực, kết hợp đƣợc nhiều mặt giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới.
GDPT ở nƣớc ta, sau cải cách giáo dục lần thứ ba đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
- Trình độ dân trí đƣợc nâng cao, quy mô giáo dục tăng nhanh.
- CT- SGK phổ thông đƣợc biên soạn theo hƣớng cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam.
GDPT đã góp phần tích cực vào việc thực hiện giáo dục toàn diện, đào tạo con ngƣời Việt Nam theo yêu cầu phát triển KT-XH của đất nƣớc.
Tuy nhiên, GDPT ở nƣớc ta vẫn còn những hạn chế và bất cập, đặc biệt là nội dung của chƣơng trình. Nguyên nhân của những hạn chế đó là:
- Chƣơng trình chƣa cập nhật đƣợc kiến thức của thành tựu khoa học mới, vẫn nặng về lý thuyết, ít ứng dụng, ít thực hành; khối lƣợng của một số môn học chƣa thực sự tinh giản, chƣa quan tâm đến kỹ năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
- ĐNGV ở nhiều vùng chƣa đủ số lƣợng, chƣa đồng bộ về cơ cấu, một bộ phận GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của giáo dục.
- Cở sở vật chất của nhiều trƣờng học chƣa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện; thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu, cung cấp không kịp thời. Công tác quản lý và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của GV còn rất nhiều hạn chế.
Trƣớc những yêu cầu của sự phát triển KT-XH, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và những yêu cầu của khoa học giáo dục đòi hỏi phải ĐMGD một cách toàn diện, trong đó có giáo dục THPT.