Những nội dung đổi mới giáo dục phổ thông và Trung học phổ thông *Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường thpt hoàng hoa thám, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 28)

*Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông hiện nay

Mục tiêu giáo dục THPT đƣợc xác định rất rõ trong Luật Giáo dục (2005) là: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [7; Tr.21]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

Một trong những yêu cầu ĐMGD nói chung cũng nhƣ giáo dục THPT nói riêng là chƣơng trình và SGK phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục, phải quan tâm cả “dạy chữ” và “dạy ngƣời”, định hƣớng nghề nghiệp trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại để học sinh THPT có đủ năng lực và khả năng tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

“Nội dung GDPT phải đảm bảo tính phổ thông cơ bản, toàn diện, hƣớng nghiệp và có hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học”….

“….Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung GDPT; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hƣớng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh” [7; Tr.22].

Chúng ta đang thực hiện đổi mới GDPT, từ năm học 2002 - 2003 thực hiện chƣơng trình, SGK mới ở tiểu học và trung học cơ sở và từ năm học 2006 - 2007 đã thực hiện chƣơng trình, SGK lớp 10 phân ban. Công cuộc đổi mới lần này có tính chất toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, thiết bị dạy học và đánh giá trong GDPT, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chƣơng trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật.

Vì thế, chƣơng trình SGK phải đảm bảo tính khoa học và tính sƣ phạm, thể hiện đƣợc tinh thần đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp - phƣơng tiện - đánh giá, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tƣợng HS bằng các nội dung tự chọn không bắt buộc nhằm phân hoá theo năng lực, sở trƣờng của HS.

CT- SGK là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường thpt hoàng hoa thám, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 28)