Khái niệm bồi dưỡng

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường thpt hoàng hoa thám, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30)

Theo quan niệm của UNESCO: “Bồi dƣỡng có ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ cho bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”.

- Theo Từ điển Tiếng Việt (2004): “Bồi dƣỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”.

- Còn theo Từ điển Giáo dục học (2001) thì “Bồi dƣỡng là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”. Ví dụ: bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, bồi dƣỡng nghiệp vụ, bồi dƣỡng lý luận…Chủ thể bồi dƣỡng đã đƣợc đào tạo để có trình độ chuyên môn nhất định.

Nhƣ vậy, mục đích của bồi dƣỡng là nhằm nâng cao năng lực phẩm chất và năng lực chuyên môn để ngƣời lao động có cơ hội củng cố, mở rộng và nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn - nghiệp vụ đã có, từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc đang làm. Trong hoạt động bồi dƣỡng thì yếu tố quyết định đến chất lƣợng các hoạt động vẫn là vai trò chủ thể của ngƣời đƣợc bồi dƣỡng thông qua con đƣờng tự học, tự đào tạo, tự bồi dƣỡng nhằm phát huy nội lực các nhân.

1.4.1.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT

Theo chuẩn đào tạo, giáo viên THPT đều đã tốt nghiệp đại học sƣ phạm hoặc có bằng đại học chuyên ngành khác và đã qua các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm. Nhƣ vậy, giáo viên THPT về cơ bản đã có đủ phẩm chất và năng lực để đảm nhận công tác giảng dạy và giáo dục ở trƣờng THPT. Song, yêu cầu giáo dục luôn thay đổi, các kiến thức và kỹ năng đƣợc đào tạo có thể lạc hậu nên họ cần đƣợc bồi dƣỡng để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Hơn nữa, trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay, đội ngũ giáo viên THPT cần đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn, có các phẩm chất năng lực đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

đáp ứng yêu cầu của giáo dục THPT.

Nhƣ vậy, bồi dƣỡng GV THPT là tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động học tập, thực tiễn giáo dục cả trong và ngoài nhà trƣờng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ; bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sƣ phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng.

Tuy nhiên, bồi dƣỡng giáo viên phải gắn liền với bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. Ngƣời giáo viên đƣợc bồi dƣỡng sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên chất lƣợng đội ngũ. Nhƣng nếu các giáo viên đƣợc nâng cao chất lƣợng nhƣng số lƣợng không đầy đủ cũng khó tạo đƣợc sức mạnh của đội ngũ nên trong nội dung bồi dƣỡng cũng phải tính đến việc tăng thêm về số lƣợng giáo viên để đội ngũ đủ về số lƣợng. Đây chính là cơ sở tạo cho đội ngũ có đủ sức hoàn thành niệm vụ đƣợc giao.

Bên cạnh số lƣợng và chất lƣợng thì cơ cấu đội ngũ cũng là một nội dung cần phát triển mà bồi dƣỡng cũng góp phần vào việc này. Quá trình bồi dƣỡng cần phải quan tâm đến việc cân đói về cơ cấu giới tính, lứa tuổi, trình độ chuyên môn và lĩnh vực chuyên môn để đội ngũ có sự phát triển bền vững. Đây là nội dung quan trọng trong công tác bồi dƣỡng và quản lý bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên một trƣờng THPT

1.4.2. Quan điểm và yêu cầu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT

1.4.2.1. Quan điểm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Hiện nay đã có chuẩn giáo viên THPT nên bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên cần quán triệt quan điểm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Nghị quyết lần thứ ba, TW Đảng khóa VIII đã xác định: “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thông nhất trong các trƣờng. Nội dung đào tạo bồi dƣỡng phải thiết thực phù hợp với từng loại cán bộ, chú trọng cả về phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn. Bồi dƣỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dƣỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Chuẩn nghề nghiệp là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của GV; là thƣớc đo để đánh giá GV. Vì thế nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về Chuẩn không phải chỉ là việc làm quan trọng đối với GV mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục các cấp, các lực lƣợng cùng tham gia hoạt động giáo dục. Do đó rất cần thiết phải tổ chức cho GV, cán bộ quản lý nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng nhƣ tham mƣu đến cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng hiểu biết về Chuẩn, tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể…

1.4.2.2. Các yêu cầu về bồi dưỡng giáo viên THPT

- Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/ 2004 của Ban Bí thƣ về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đã nêu: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hƣớng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc”.

- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 10/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005-2010”. Trong Quyết định đã nêu:

+ Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hƣớng chuẩn hoá,... chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục...”.

+ Quyết định nêu 6 nhiệm vụ, trong đó: “Thực hiện đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng trong các trƣờng, cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng sƣ phạm theo hƣớng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong đó chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

trọng đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, gắn với nội dung đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông”.

- Đề án “Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông” có nêu ra nhiệm vụ đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng GV và cán bộ QLGD các cấp đáp ứng yêu cầu triển khai chƣơng trình mới cần thực hiện:

+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ GV, đào tạo đủ các loại hình GV theo yêu cầu triển khai đổi mới chƣơng trình GDPT.

+ Từ năm học 2001-2002 đến năm học 2006-2007 và những năm tiếp theo, tiếp tục bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phù hợp với yêu cầu đổi mới chƣơng trình GDPT.

+ Phát triển CSVC, tăng cƣờng thiết bị dạy học theo hƣớng chuẩn hoá, HĐH, tạo điều kiện đổi mới công tác đào tạo GV.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường thpt hoàng hoa thám, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30)