- Đối với quy định cưỡng chế kê biên nhà ở theo Điều
đồng” [13, tr17] Năm 2016, “toàn quốc có 23 vụ việc bồi thường nhà nước trong
3.2.1.3. Kiện toàn Ban chỉ đạo thi hành án dân sự
Theo quy định của Luật THADS, Ban chỉ đạo THADS có trách nhiệm tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương [7, khoản 2 Điều 3]. Hiện nay, ở nhiều địa phương hoạt động Ban
chỉ đạo THADS chưa thực sự nổi bật, chưa hồn thành tốt vai trị của mình. Một số địa
phương do thiếu sự quan tâm của Trưởng Ban chỉ đạo THADS nên hoạt động của Ban khơng thường xun, mang tính hình thức. Do đó, nhiều vụ việc phức tạp, địi hỏi có sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành địa phương chưa được đôn đốc kịp thời, cơ quan THADS chưa tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định, việc thi hành án kéo dài. Thậm chí có nơi do sự thiếu quyết đốn của Ban chỉ đạo nên khi cơ quan THADS đưa ra họp bàn phối hợp cưỡng chế, các đơn vị khác đều kêu khó, trì hỗn nhiều năm trời, gây thiệt hại cho đương sự và bức xúc dư luận. Vì vậy, để hoạt động của Ban chỉ đạo THADS đi vào thực chất, phát huy tốt vai trị, chức năng của mình, thiết nghĩ, mỗi địa phương cần phải duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo THADS. Muốn làm được như vậy, hàng năm, Ban chỉ đạo THADS cần phải đề ra kế hoạch, phương án, chiến lược để tổ chức thực hiện. Đồng thời, cần tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện hàng tháng, quý năm, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý để
hoàn thành kế hoạch đặt ra. Ngoài ra, cần mở rộng các thành phần ban chỉ đạo THADS, có thể đưa thêm các đại diện của Ngân hàng, BHXH, kho bạc vào làm thành viên Ban chỉ đạo THADS để gắn kết trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong
THADS.