Nội dung quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế còn chứa đựng nhiều điểm bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 67 - 71)

1. 7.4 Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án.

2.2.8.3. Nội dung quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế còn chứa đựng nhiều điểm bất cập, hạn chế

đựng nhiều điểm bất cập, hạn chế

* Đối với quy định khấu trừ tiền trong tài khoản

Biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản hiện vẫn đang tồn tại hạn chế cần khắc phục trong việc quy định khoản tiền nào trong tài khoản được khấu trừ, khoản tiền nào không được khấu trừ. Trên thực tế, có một vài trường hợp người phải THA có tiền trong tài khoản nhưng tiền đó lại là khoản tiền phục vụ cho lợi ích cơng cộng, hoặc là tiền đền bù giải phóng mặt bằng, tiền mua hàng cứu trợ cho vùng bị thiên tai, lũ lụt… nếu bị khấu trừ để cưỡng chế THADS sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền lợi ích của chủ thế khác. Tuy nhiên, nếu khơng khấu trừ thì CHV vi phạm quy định của pháp luật. Hạn chế này của pháp luật dẫn tới những khó hăn, vướng mắc, lúng túng trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

* Đối với quy định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

Có thể nói rằng, biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải THA có tính nhân đạo cao cả, tính nhân văn sâu sắc, nhưng xét về kỹ thuật lập pháp cũng không tránh khỏi tồn tại, hạn chế đang cần giải quyết. Cụ thể: Pháp luật chưa có quy

định cụ thể về thu nhập khác là bao gồm những thu nhập gì… tiền trợ cấp thương tật, khoản tiền do nhà nước chi trả cho người có cơng với cách mạng có phải là thu nhập khác hay khơng? có được kê biên hay khơng? Đáp án cho những vướng mắc trên hiện tại Luật THADS chưa có câu trả lời thỏa đáng. Đây chính là hạn chế cần khắc phục ngay để hoàn thiện luật THADS. Hơn nữa, pháp luật cũng chưa quy định rõ như thế nào là “khoản tiền phải THA không lớn”, trong khi đó biện pháp cưỡng chế này có thể được áp dụng trong trường hợp có sự thỏa thuận của đương sự cũng gây rất nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Bởi vì, có nhiều trường hợp nghĩa vụ THA rất lớn nhưng khi áp dụng biện pháp này thì chỉ trừ một khoản tiền rất nhỏ nên hồ sơ THA kéo dài qua nhiều năm.

* Đối với quy định cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản đặc biệt, khác với những tài sản thơng thường, do đó khi cưỡng chế, kê biên, định giá hay bán đấu giá cần phải có quy trình, thủ tục riêng biệt. Thế nhưng, pháp luật chúng ta hiện nay chưa có quy định cụ thể, do đó tạo nên sự lúng túng cho CHV trong quá trình áp dụng trên thực tiễn. Đây là một hạn chế cần khắc phục của pháp luật nhằm tránh trình trạng kê biên, xử lý sai dẫn đến phải bồi thường Nhà nước.

* Đối với quy định cưỡng chế, kê biên tài sản là quyền sử dụng đất.

Qua nghiên cứu cho thấy, một vài quy định về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là QSDĐ rất khó thực hiện. Vấn đề này được phản ánh như sau:

Một là, trường hợp kê biên, xử lý quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Theo khoản 2 Điều 110 LTHADS quy định “Người phải thi hành

án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó”. Quy định này áp dụng trên thực tế cho thấy, trong

trường hợp người phải THA có đất giao không đúng thẩm quyền, vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 19, Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định

chi tiết thi hành luật đất đai: “Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, đất đó khơng có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận có nhà ở hoặc khơng có nhà ở thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”. Do đó vẫn bị cơ quan THADS kê biên để đảm bảo THA. Tuy

nhiên, trong trường hợp này, nếu cơ quan THADS kê biên, bán đấu giá thành cơng thì nghĩa vụ tài chính theo quy định trên của Nghị định 01 do ai chịu trách nhiệm thanh tốn. Luật THADS hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Để giải quyết vấn đề trên, một số cơ quan THADS đã trích từ tiền bán tài sản ra để chi trả nghĩa vụ tài chính. Thế nhưng, việc trích tiền bán tài sản để chi cho nghĩa vụ tài chính chỉ thuận lợi khi số tiền bán tài sản lớn hơn nghĩa vụ tài chính, chứ nếu nhỏ hơn nghĩa vụ tài chính thì giải quyết như thế nào. Luật Đất đai hiện nay khơng có quy định miễn, giảm nghĩa vụ tài chính trong trường hợp này. Đây là hạn chế của Luật THADS nói chung và Luật Đất đai nói riêng, chính điều này gây khó khăn cho cơng tác THADS trong thực tiễn.

Hai là, quy định về vấn đề thẩm định giá, bán đấu giá trong trường hợp kê biên Quyền sử dụng đất nhưng không thể giao bảo quản theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật THADS chưa phù hợp. Bởi, thông thường tài sản là Quyền sử dụng đất sau khi bị cưỡng chế, kê biên sẽ được định giá, bán đấu giá theo đúng trình tự mà Luật THADS quy định. Cụ thể: đối với định giá tài sản thì CHV ngay khi kê biên các bên phải thỏa thuận để định giá tài sản, nếu khơng thỏa thuận được thì trong thời hạn 05 ngày, CHV thuê công ty thẩm định giá. Đối với việc bán tài sản là quyền sử dụng đất: Việc bán

đấu giá đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng [2,Điều 101]. Do đó,

quy định phải tiến hành ngay việc định giá và bán đấu giá theo quy định của pháp

luật theo khoản 2 Điều 111 Luật THADS, có thể được hiểu là khơng cần làm theo các

trình tự về định giá, bán đấu giá tài sản để khỏi mất thời gian, mà tất cả các cơng đoạn đó ngay lập tức được tiến hành. Thế nhưng, hiện nay Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục để cơ quan THADS tiến hành ngay việc định giá và bán đấu giá đối với tài sản đất bị kê biên mà khơng có cá nhân, tổ chức nào nhận quản lý, sử dụng. Thực tiễn

chứng minh, đối với các tài sản bị cưỡng chế THA khác (không phải là quyền sử dụng đất), nếu khơng có người bảo quản, quản lý thì sẽ nhanh bị hư hỏng, hao mòn, mất giá trị nên có thể tiến hành ngay việc định giá, bán đấu giá. Nhưng đối với đất đai, đây là tài sản không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh, có hay khơng có người quản lý thì khơng ảnh hưởng nhiều đến giá trị của nó. Do đó, quy định tiến hành tiến hành ngay việc định giá, bán đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất là không cần thiết.

* Đối với quy định xử lý tài sản gắn liền với đất

Thực tiễn công tác THADS đã chứng minh, mặc dù việc xử lý tài sản gắn liền với đất có nhiều quy định mang tính thiết thực, nhưng trong một số trường hợp Luật chưa bổ sung những quy định để kịp thời điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc xử lý tài sản gắn liền với đất, như:

Một là, Luật THADS hiện tại có quy định về trách nhiệm của CHV là phải yêu cầu người có tài sản tự nguyện di dời tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải THA. Tuy nhiên về thời hạn để người có tài sản tự nguyên di dời vẫn chưa được luật quy định cụ thể, dẫn đến có nhiều các áp dụng khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau. Có nơi cho họ 10 ngày như thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự, có nơi cho nhiều hơn.

Hai là, trên thực tế có trường hợp khi thực hiện việc kê biên đất của người phải THA mà nhà ở của họ có một phần nằm ở trên đất của người khác mà khơng có cách gì để phá dỡ được, bởi việc phá dỡ sẻ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của nhà ở. Ví dụ sau là một trường hợp điển hình:

Theo bản án số 10/2012/HSST ngày 20.10.2012 của Tòa án nhân dân thành phố V, tuyên buộc bà Nguyễn Thị N phải bồi thường cho ông Nguyễn Văn V, số tiền 2 tỷ đồng. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu thi hành án, CHV cơ quan THADS thành phố V đã tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của bà N cho kết quả: Bà N hiện đang chấp hành án ở trại giam M, mức án 18 năm. Bà N khơng có tiền, tài khoản gửi ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay ở các tổ chức, cá nhân khác; Về tài sản: bà N khơng có tài sản riêng và chỉ có tài sản chung duy nhất với ơng Phạm Văn B (chồng bà N) là thửa đất có diện tích 70m2 tại xóm 1, xã HL, thành phố V, tỉnh NA và 01 ngơi nhà 02

tầng có diện tích mặt sàn 90 m2…. Ngơi nhà ơng B, bà N sinh sống có 20 m2 xây dựng trên đất của ông Q (anh trai ông B). Do Luật THADS khơng có quy định điều chỉnh tình huống này, nên CHV phụ trách hồ sơ không thể thực hiện việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định. Điều này làm hạn chế rất nhiều hiệu quả THADS, việc THADS tồn đọng kéo dài do không thể cưỡng chế THADS đối với tài sản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)