Hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế Thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 97 - 106)

- Đối với quy định cưỡng chế kê biên nhà ở theo Điều

đồng” [13, tr17] Năm 2016, “toàn quốc có 23 vụ việc bồi thường nhà nước trong

3.2.2.4. Hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế Thi hành án dân sự

Thực tiễn áp dụng cho thấy hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác THADS, cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Một trong số đó có các quy định về việc cưỡng chế THADS.

Như đã phân tích tại Chương 2, việc áp dụng pháp luật THADS về cưỡng chế THADS vào thực tiễn cuộc sống vẫn đang tồn tại nhiều bất cập do pháp luật về cưỡng chế THADS nói riêng, pháp luật về THADS chưa cụ thể, rõ ràng. Vẫn còn nhiều quy định thiếu tính chặt chẽ, thống nhất chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa giải quyết các mâu thuẫn xẩy ra trong cuộc sống, gây khó khăn cho việc áp dụng. Dựa trên những tồn tại khách quan lẫn chủ quan đã và đang diễn ra trong thực tiễn áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế THADS như sau:

* Cần có những quy định cụ thể về công tác xác minh điều kiện cưỡng chế

thi hành án.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS trên thực tiễn là cơng việc vơ cùng khó khăn phức tạp, địi hỏi người CHV khơng chỉ phải nắm vững kiến thức pháp luật, mặt khác còn phải nắm bắt, xác minh tường tận, cụ thể về đối tượng, tài sản bị cưỡng chế như: Tài sản cưỡng chế là tài sản gì? Có đặc điểm như thế nào? Người bị cưỡng chế là ai? Họ có quan hệ xã hội như thế nào? Thái độ của người bị cưỡng chế, những người thân, người dân sống xung quanh họ ra sao? Có khả năng hay khơng có khả năng chống đối quyết liệt ..v..v. Thế nhưng, hiện nay không phải bất kỳ CHV nào cũng thực hiện tốt công việc xác minh điều kiện cưỡng chế, ngược lại có một số CHV do chưa nhận diện tốt tình hình cưỡng chế nên tổ chức cưỡng chế vội vàng, khơng đạt kết quả, thậm chí có những trường hợp do sự chủ quan, nóng vội nên việc nhận diện tình hình khơng đầy đủ, do đó CHV khơng lên Kế hoạch cưỡng chế chi tiết tỷ mỷ, khơng lường trước được những tình huống chống đối quyết liệt sẽ xẩy ra, dẫn đến hậu quả người phải THADS đốt tài sản, tự thiêu chính mình để phản đối việc cưỡng chế. Chính vì vậy, để hiệu quả áp dụng pháp luật về cưỡng chế

THADS, tránh tình trạng dự kiến tình hình cưỡng chế khơng sát thực tế, Luật THADS cần bổ sung thêm quy định cụ thể về xác minh điều kiện cưỡng chế THADS trước khi thực hiện công tác cưỡng chế theo hướng:

- Quy định rõ bao nhiêu lâu trước thời điểm cưỡng chế CHV phải báo cáo kết quả xác minh điều kiện tổ chức cưỡng chế với lãnh đạo đơn vị và các cơ quan có liên quan để đề xuất kế hoạch cưỡng chế phù hợp;

- Việc xác minh phải thể hiện các nội dung sau: Nghề nghiệp, nhân thân, quan hệ xã hội, dịng tộc, tơn giáo của người phải THA; Thái độ, hành vi của người phải THA và những người thân, họ hàng…;Quan điểm của địa phương và thái độ của dư luận đối với vụ án như đồng tình hay khơng đồng tình với bản án, quyết định, ủng hộ hay không ủng hộ thực hiện cưỡng chế THADS. Địa hình xung quanh nơi cưỡng chế; Đặc điểm dân cư; điều kiện giao thông ….

Khi và chỉ khi có các quy định cụ thể như vậy, công tác chuẩn bị cưỡng chế mới được chu tồn, tỷ lệ thành cơng được nâng cao.

* Sớm ban hành văn bản để sửa đổi một số quy định của pháp luật về biện pháp cƣỡng chế không phù hợp trong thực tiễn

Trong thời gian qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS vẫn chưa khắc phục được những vướng mắc cơ bản của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS. Do đó, để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế chúng ta cần phải hồn thiện hệ thống pháp luật về THADS nói chung và các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế THADS nói riêng như: xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để khắc phục những thiếu sót nêu trên. Cụ thể:

* Sửa đổi, bổ sung một số quy định về biện pháp khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để phù hợp với tình hình thực tiễn

Thực tế chứng minh, có nhiều trường hợp người phải THA có nghĩa vụ thi hành khoản tiền khơng lớn, nhưng do khơng có tài sản gì khác ngồi tiền cơng, tiền lương, tuy nhiên do quy định của pháp luật chỉ cho phép khấu trừ tối đa không quá 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng nên việc thi hành án phải kéo dài. Trường hợp sau là ví

dụ điển hình: Ơng A là người phải THA khoản cấp dưỡng nuôi con chung là cháu H cho bà B mỗi tháng 3.000.000đ. Xác minh ông A có tiền lương hàng tháng là 9.000.000 đồng, nếu áp dụng mức 30% để khấu trừ thu nhập của ông A, tương ứng với số tiền 2.700.000đ là vẫn chưa đủ để thanh tốn cho nghĩa vụ phải THA. Do đó, để phù hợp với thực tiễn, các nhà làm luật cần nghiên cứu nâng cao mức khấu trừ thu nhập trong một số trường hợp để đảm bảo quyền lợi cho người được THA và phù hợp hơn với thực tiễn. Theo tác giả, quy định mức khấu trừ cần được sửa đổi như sau: Căn

cứ mức thu nhập hàng tháng của người phải THA, Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 50% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong quy định khấu trừ thu nhập của người phải THA, Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 chưa quy định rõ biện pháp này được áp dụng đối với đối tượng phải THA nào, phải chăng, những đối tượng là thương bệnh, binh, người có cơng với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh người có cơng với cánh mạng được sửa đổi, bổ sung năm 2013 vẫn thuộc đối tượng bị cưỡng chế khấu trừ thu nhập. Do đó, để việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS được thực hiện thông suốt, đạt hiệu quả, cần phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Đề xuất: Đối với trường hợp người phải THA là thương, bệnh binh, người có cơng với cách mạng và

những người được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước, CHV chỉ được khấu trừ

thu nhập trong trường hợp, số tiền còn lại sau khi thực hiện khấu trừ đủ để đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu về ăn, mặc, ở, chữa bệnh và điều kiện cần thiết hác cho người phải THA.

* Bổ sung quy định cưỡng chế nhà của người phải thi hành án trên đất của người khác

phải THA mà các cơ quan THADS trên toàn quốc gặp phải và chưa có hướng xử lý triệt để là vấn đề: kê biên, xử lý nhà ở của người phải thi hành án nằm trên đất của người khác. Trên thực tế, những trường hợp như thế này đã từng xẩy ra và kết quả là sau khi kê biên xong tài sản vẫn không bán được dù giảm giá, bán đấu giá nhiều lần, ví dụ: “Anh Nguyễn Xuân Nam là người phải thi hành án (THA) trong một bản án đã

có hiệu lực của TAND TP.Hà Nội. Theo đó anh Nam phải trả cho anh Lê Tiến Dũng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Quá trình xác minh THA cho thấy, ngồi tài sản là ngơi nhà 3 tầng, anh Nam hầu như khơng có tài sản gì có giá trị khác. Do anh Nam không tự nguyện THA nên cơ quan THA buộc phải kê biên ngơi nhà nói trên.

Tuy nhiên, ngơi nhà anh Nam đang ở lại xây dựng trên đất của cha anh là ông Nguyễn Xuân Phương. ….. Anh Nam khơng có bất cứ giấy tờ gì chứng minh ơng Phương đã cho anh mảnh đất này.

Vào thời điểm anh Nam bị THA, ông Phương cũng chối phăng việc mình cho đất con trai mà chỉ nói là “cho mượn”. Ơng cũng khơng đồng ý để cơ quan THA kê biên cả quyền sử dụng đất của mình. Do đó, cơ quan THA chỉ kê biên được ngơi nhà của anh Nam nằm trên phần đất của ơng Phương.

Kê biên nhà nhưng có đến mấy lần mở phiên đấu giá rồi hạ giá, nhà vẫn khơng bán được vì khơng ai muốn mua ngôi nhà không gắn với đất” [23]

Đối diện với thực tiễn đó, tác giả đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 2

Điều 95 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau: Nên ưu tiên cho

người có quyền sử dụng đất mua lại phần tài sản là nhà ở của người phải thi hành án, hoặc cho họ quyền thỏa thuận để mua lại phần tài sản nếu thỏa thuận đó khơng ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người thứ ba. Trường hợp, họ không thỏa thuận, Chấp hành viên sẽ hướng dẫn họ khởi kiện ra tòa trong thời hạn 30 ngày, trường hợp họ không khởi kiện hoặc tịa án khơng thụ lý thì CHV kê biên, xử lý tồn bộ tài sản gồm đất, nhà và trích lại cho người có quyền sử dụng đất phần giá trị tương ứng với diện tích đất bị kê biên.

* Mở rộng thẩm quyền được bắt giữ tàu bay, tàu biển cho Chấp hành viên để việc áp dụng biện pháp kê biên tàu bay, tàu biển được thuận lợi.

Qua nghiên cứu cho thấy, quy định về kê biên tàu bay, tàu biển hiện đang là quy định chung chung, chưa rõ ràng, khó áp dụng. Bởi, muốn kê biên được tàu bay, tàu biển thì phải bắt giữ được chúng để thực hiện kê biên, vì đây là những tài sản mang tính đặc thù và thường xuyên di chuyển. Trong khi đó, thẩm quyền bắt giữ tàu bay, tàu biển lại không được pháp luật trao cho CHV, hay cơ quan THADS, mà được giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, điều này được quy định cụ thể tại Điều 3 các Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay và Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển. Các quy định trên, đã tạo ra khó khăn cho CHV trong việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS, bởi trình tự thủ tục áp dụng rườm rà, mất thời gian và khơng đáp ứng được tính kịp thời của cưỡng chế THADS. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, bổ sung các Pháp lệnh trên theo hướng giao quyền cho CHV hoặc người có thẩm quyền của cơ quan THADS được bắt giữ tàu bay, tàu biển là hợp lý và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

* Cần quy định rõ thời điểm ra quyết định kê biên tài sản chung của người phải thi hành án

Dõi theo nội dung của khoản 1 Điều 74 Luật THADS cho thấy, Điều luật chưa quy định rõ thời điểm ra quyết định kê biên tài sản thuộc sở hữu chung, do đó tạo ra sự chưa thống nhất trong q trình áp dụng. Có một số CHV cho rằng do Luật THADS chưa có quy định cụ thể nên để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản cho người phải THA thì nên ra quyết định kê biên tài sản sau thời điểm đã thông báo quyền phân định tài sản chung cho người phải THA và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cũng có CHV cho rằng: Để thuận lợi cho q trình THA, cũng như tránh tình trạng người phải THA kéo dài thời gian thỏa thuận hoặc khởi kiện phân chia tài sản chung, cản trở việc THA thì nên ra Quyết định kê biên trước, sau đó mới thơng báo quyền thỏa thuận, quyền khởi kiện cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì sự chưa thống nhất, chưa rõ ràng của pháp luật mà một số CHV e ngại việc kê biên tài sản chung, do đó khơng tổ chức cưỡng chế. Vì vậy, để thống nhất cách thức thực hiện, tác giả xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 74 theo hướng: Trước khi

nghĩa vụ liên quan biết quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa phân định tài sản chung. Sau đó, hết thời hạn đã nêu trong thơng báo sẽ ra quyết định kê biên. Chỉ có làm như

vậy mới đảm bảo quyền tài sản cho người phải THA và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và đồng thời thể hiện sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

* Bổ sung quy định cụ thể về định giá đối với tài sản đặc biệt

Hiện nay có một số tài sản có giá trị như: Tiền cổ, Tem cổ, đồ cổ…. nhưng pháp luật về THADS, pháp luật về giá chưa có quy định về phương thức, cách thức, trình tự để định giá khi tổ chức thẩm định giá từ chối thẩm định giá và chưa có cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực đối với các tài sản này cũng chưa được thành lập nên việc định giá các loại tài sản trên không thể thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ được. Chính vì vậy, để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS, chúng ta cần bổ sung quy định về định giá đối với những loại tài sản trên theo hướng: Trao quyền cho

CHV tham khảo giá các loại tài sản là cổ vật cùng loại trên thị trường, thông qua các trang website mua bán đồ cổ, cổ vật để xác định giá trị tài sản là cổ vật và tiến hành bán đấu giá. Có như vậy, hiệu quả áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS mới được

nâng cao, quyền, lợi ích của các đương sự càng được đảm bảo.

* Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phương thức xác định, phân chia tài sản chung khi không xác định được phần sở hữu

Việc xác định phần sở hữu chung luôn là vấn đề khó cho mỗi CHV khi áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tài sản chung, nhất là việc phân định phần sở hữu của người phải THA với những chủ sở hữu chung khác đối với tài sản chung không xác định được phần ở hữu. Do đó, để hạn chế khó khăn, vướng mắc trên, tác giả đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung như sau:

- Điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP nên bổ sung thêm nội dung khi không xác định được phần sở hữu trong khối các tài sản chung của vợ chồng hoặc của hộ gia đình theo hướng: Trường hợp không xác định được giá trị phần sở

hữu của người phải THA trong khối tài sản chung với vợ chồng hoặc hộ gia đình, mà vợ hoặc chồng hoặc những thành viên trong hộ gia đình khơng thỏa thuận được việc

phân chia hoặc họ khơng khởi kiện ra tịa án thì Chấp hành viên chia tài sản đó thành những phần bằng nhau và tiến hành cưỡng chế, kê biên bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Phần của người phải THA được giữ lại để đảm bảo nghĩa vụ phải THA và các chi phí cưỡng chế. Phần của những người cịn lại thì hồn trả cho họ.

Với hướng sửa đổi này, chúng ta hồn tồn có thể khắc phục tình trạng người phải THA và những người liên quan cố ý không xác định phần giá trị tài sản chung, khơng khởi kiện u cầu tịa án phân định. Đồng thời tạo hàng lang pháp lý an toàn cho CHV thực hiện công vụ, tránh được vấn đề sai phạm và đơn thư khiếu nại tố cáo.

- Bổ sung quy định giải thích thuật ngữ “Hộ gia đình” theo hướng: Hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)