Khó khăn trong vấn đề phân định tài sản chung không thể phân chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 63 - 67)

1. 7.4 Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án.

2.2.8.1. Khó khăn trong vấn đề phân định tài sản chung không thể phân chia

Theo Luật THADS, tài sản chung khơng thể phân chia có thể là tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của người phải THA với người khác và tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy khi phân định loại tài sản này đã xuất hiện rất nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:

* Trường hợp Tài sản chung của vợ chồng và tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình.

Việc phân định phần sở hữu của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ, chồng và phần sở hữu của từng thành viên trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình hiện nay đang là vấn đề gây nhiều khó khăn cho trong công tác cưỡng chế THADS . Thực tiễn thi hành án chứng minh, để xác định

phần sở hữu chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm

2015 là cơng việc tương đối khó cho người có thẩm quyền tổ chức thi hành án, nhất là việc xác định cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển

khối tài sản chung. Vì những thơng tin liên quan đến vấn đề này đều phải do vợ hoặc

THADS, họ đều từ chối hoặc không cung cấp thơng tin liên quan đến cơng sức đóng góp vào tài sản. Chính vì vậy, cơng tác xác minh gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này chủ thể có thẩm quyền THA đã lựa chọn phương án: chia đôi tài sản và thông báo cho vợ chồng biết. Đây là sự phân chia theo cảm tính và khơng có cơ sở thực tiễn vì vậy dễ gây ra thiệt hại cho vợ, chồng trong việc xử lý bán đấu giá tài sản cưỡng chế.

Có thể nói việc quy định về quy trình cưỡng chế tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình là một điểm mới của pháp luật về THADS, đảm bảo quyền tài sản của các thành viên hộ gia đình theo quy định tại Điều 212 BLDS. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số điểm bất hợp lý như sau: Một là, xét về mặt thuật ngữ pháp lý, hiện nay chưa có văn bản luật nào quy định cụ thể thế nào là thành viên hộ gia đình? phải chăng những người sống với nhau trong một gia đình gọi là thành viên hộ gia đình? hay những người có tên trong hộ khẩu gia đình mới là thành viên hộ gia đình? hoặc hộ gia đình chỉ bao gồm những người sống trong một gia đình và có quan hệ thuyết thống với bố, mẹ hoặc con cái. Vì vậy dẫn đến tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau về thành viên hộ gia đình. Hai là, vì một thuật ngữ pháp lý đưa ra với nhiều cách hiểu nên công tác xác minh về thành viên hộ gia đình trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Do đó, để pháp luật thực sự đúng với bản chất rõ ràng, minh bạch, thiết nghĩ phải kịp thời ban hành văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung quy định về khái niệm hộ gia đình và thành viên hộ gia đình.

* Trường hợp tài sản chung của người phải thi hành án với người khác

Quy định về việc phân định tài sản chung của người phải thi hành án với người khác theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS còn tương đối rườm rà về mặt trình tự, thủ tục, khơng hợp lý về mặt thời gian và thiếu chặt chẽ về mặt thể thức, tạo điều kiện cho quá trình cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản kéo dài, hiệu quả việc tổ chức THA không cao. Cụ thể:

Về trình tự, thủ tục: Để u cầu tịa án phân chia tài sản chung của người phải THA với người khác theo thủ tục tố tụng, người có thẩm quyền tổ chức THA phải ra ít nhất 02 thơng báo về quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia tài sản chung, trong hai khoảng thời gian khác nhau. Thông báo thứ nhất gửi cho người phải THA và

người có tài sản chung với người phải THA tự thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ. Thông báo thứ hai gửi cho người được THA sau khi thông báo thứ nhất đã hết thời hạn theo quy định, nội dung thông báo thứ hai gồm: thông báo cho người được THA biết việc người phải THA, người có tài sản chung với người phải THA khơng thỏa thuận hoặc khơng u cầu tịa án phân chia tài sản chung và yêu cầu người được THA khởi kiện để yêu cầu phân chia tài sản chung của người phải THA trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ. Rõ ràng, trong trường hợp các bên đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khơng khởi kiện thì người có thẩm quyền phải khởi kiện u cầu tòa án phân chia. Thành ra, việc khởi kiện đó bỗng dưng kéo dài đến ít nhất 45 ngày. Điều này gây lãng phí về mặt thời gian, bất hợp lý về mặt thủ tục, và vơ hình chung tạo ra vật cản kéo dài quá trình cưỡng chế kê biên tài sản THA để bảo đảm quyền lợi cho công dân. Mặt khác, đi ngược với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Về quy định thời hạn ban hành thơng báo của người có thẩm quyền tổ chức thi hành án: Hạn chế lớn nhất của quy định về trình tự, thủ tục phân chia tài sản chung của người phải THA với người khác chính là nằm ở phương diện thiếu chặt chẽ trong việc không ấn định thời hạn ra thông báo hay thời hạn yêu cầu tòa án phân định tài sản chung đối với người có thẩm quyền THA. Chính điều này gây ra sự lúng túng cho việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS hiện nay.

2.2.8.2. Khó khăn trong vấn đề giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giao dịch

liên quan đến tài sản thi hành án

Cưỡng chế THADS không chỉ là căn cứ phát sinh mâu thuẫn giữa người phải THA nói chung với cơ quan THADS mà cịn là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp liên quan đến tài sản THA giữa người phải THA với người khác. Để giải vấn đề này, tại Điều 75 Luật THADS đã có quy định cụ thể, song bên cạnh những quy định có tình, có lý vẫn chứa đựng những tồn tại hạn chế nhất định trong kỹ thuật lập và chưa phù hợp với thực tiễn THA.

* Trường hợp tài sản bị cưỡng chế có tranh chấp với người khác.

Quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật THADS có những điểm bất cập như sau: Một là, Luật không ấn định thời hạn ra thơng báo của người có thẩm quyền khi phát hiện ra tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế giữa người phải THA với người khác là bao nhiêu ngày, hay phải thực hiện thông báo ngay.

Hai là, thiếu chặt chẽ trong quy định thời hạn xử lý tài sản, cụ thể “Trong thời

hạn 30 ngày, kể từ ngày được thơng báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền”[2,

khoản 1 Điều 75]. Đồng thời cũng quy định: “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khơng khởi kiện tại Tịa án hoặc khơng đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật này”[2, khoản 1 Điều 75]. Điều này đồng nghĩa

với việc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo được gửi đến các đương sự và người có tranh chấp, người có thẩm quyền THA cũng có thể thực hiện việc xử lý tài sản tranh chấp theo quy định của pháp luật. Đây chính là sự bất cập của pháp luật dẫn đến nhiều các hiểu, các áp dụng không thống nhất mà đến nay chưa có văn bản nào đính chính hay sửa đổi, bổ sung.

* Bất cập trong quy định yêu cầu tòa án hủy giao dịch liên quan đến tài sản của người phải thi hành án.

Việc yêu cầu tòa án hủy giao dịch liên quan đến tài sản của người phải THA theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật THADS (được sửa đổi, bơ sung năm 2014) cịn những bất cập như sau:

Xét về góc độ pháp lý và tính khả thi của pháp luật trên thực tế, chúng ta có thể thấy, quy định trên cịn có những hạn chế, thiếu sót sau:

Thứ nhất, Luật THADS thiếu quy định về thời gian để người được THA làm đơn khởi kiện u cầu tịa án tun bố giao dịch vơ hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ có liên quan đến giao dịch đó. Do đó, khi áp dụng người có thẩm quyền THA cịn áp dụng một cách tùy tiện, chưa thống nhất.

Hai là, ở góc độ tính khả thi có thể thấy: Luật quy định khi phát sinh giao dịch liên quan đến tài sản THA với mục đích trốn tránh nghĩa vụ THA thì người có thẩm quyền THA phải thông báo cho người được thi hành án biết để họ yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vơ hiệu hoặc u cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên

quan đến giao dịch đó. Sau khi hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông báo mà

người được THA khơng u cầu thì người có thẩm quyền THA mới yêu cầu tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quy định này không phù hợp với thực tiễn và cịn mang tính ngun tắc, làm cho việc THA trì trệ. Bởi, theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền THA vẫn có quyền yêu cầu tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp tài sản THA. Vì vậy, tại sao khơng để cho người có thẩm quyền THA u cầu Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà phải vịng vo ưu tiên quyền khởi kiện, quyền yêu cầu cho người được THA, như vậy liệu có phù hợp về mặt thời gian và phù hợp với thực tiễn cải cách pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)