- Đối với quy định cưỡng chế kê biên nhà ở theo Điều
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân đầu tiên là sự thiếu logic, thiếu chặt chẽ và chưa đầy đủ của hệ thống các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Chính vì vậy, khi thực
hiện việc cưỡng chế có những tình huống chưa được pháp luật điều chỉnh nên gây ra khó khăn cho việc áp dụng. Hiện nay, pháp luật về cưỡng chế THA của Việt Nam có nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, trong số đó có những quy định chưa có chế tài hoặc có chế tài nhưng chưa mạnh như việc xử lý đối với các đơn vị, tổ chức không phối hợp trong công tác cưỡng chế THADS, cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 176 LTHADS thì Kho bạc nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải THA theo yêu cầu của CHV. Tuy nhiên, do khơng có chế tài đủ mạnh nên các đơn vị ngân hàng, tổ chức tín dụng thường đưa ra nhiều lý do để kéo dài hoặc cố tình khơng cung cấp thơng tin tài khoản cho CHV. Chính vì vậy, các quy định tại Điều 176 chỉ tạm dừng ở mức độ chung chung, chưa mang tính chất bắt buộc thực hiện rõ ràng, nội dung Điều luật này chỉ quy định trách nhiệm là phải làm thế này thế khác, chứ nếu không thực hiện hoặc chậm thực hiện thì cũng khơng sao.
- Cũng tương tự như điều 176, Điều 177 của Luật THADS có quy định trách nhiệm của cơ quan BHXH trong công tác THADS. Tuy nhiên, các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều luật này chỉ mới dừng lại ở tính chất chung chung, gọi là có quy định nhưng khơng có chế tài xử lý.
Ngồi ra, pháp luật về THADS hiện nay vẫn chưa dự liệu hết các tình tiết phát sinh trong quá trình tổ chức cưỡng nên việc tổ chức cưỡng chế khơng thành cơng. Ví dụ: Bản án số 129/2013/DSPT ngày 07/6/2013 của TAND tỉnh Kiên Giang tuyên có nội dung: “Giữ nguyên hiện trạng cho bà Lý Kim Thanh được quyền sử dụng đối với
phần diện tích đất theo đo đạc thực tế là 615,3m2, thuộc tờ bản đồ số 01, tọa lạc tại ấp Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Bà Thanh được quyền sở hữu đối với căn nhà tọa lạc trên đất. Buộc ông Lý Văn Nghị thu dọn cây cối, hoa màu, di dời động sản có trên đất để giao lại nhà và đất cho bà Lý Kim Thanh”. Ngày 07/3/2014, Chi
cục THADS huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định THA số 217/QĐ-TH và thực hiện việc tổ chức THA. Ngày 29/3/2014, ơng Nghị chết, gia đình ông Nghị đem thi hài của ông Nghị chơn trong căn nhà mà Tịa án tuyên bà Thanh được quyền sở hữu, sử dụng. Vì thế, việc cưỡng chế THADS trong trường hợp này rất khó thực hiện mặc dù các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn biện pháp giải quyết, như: Ngày 28/5/2014, Tịa dân sự TAND tối cao có Thơng báo số 345/TB về việc khơng có cơ sở để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án nói trên. Ngày 04/9/2014, Ban Chỉ đạo THADS tỉnh Kiên Giang đã đưa vụ việc ra xem xét. Tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND (Trưởng Ban chỉ đạo THADS) tỉnh Kiên Giang kết luận và chỉ đạo xét việc gia đình của ơng Nghị đem hài cốt của ông Nghị mai táng trên phần đất và nhà mà Bản án tuyên giao cho bà Thanh được quyền sử dụng là sai, nhưng nơi đây là đất thổ cư, đất vườn vùng nơng thơn, hiện chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể việc chôn cất hài cốt như ở đô thị; đối với trường hợp di dời hài cốt người chết trả nhà, trả đất cũng chưa có quy định cụ thể nào nên chưa thi hành Bản án được. [17]
Sau khi nhận được hồ sơ xin ý kiến chỉ đạo của Cục THADS tỉnh Kiên Giang, nhận thấy đây là vụ việc khá phức tạp, Tổng cục THADS đã tổ chức cuộc họp liên ngành, có sự tham gia của VKSND Tối cao. Trên cơ sở ý kiến thống nhất, ngày 30/9/2014, Tổng cục THADS ban hành văn bản trả lời như sau: “Việc người phải THA
mang hài cốt chôn tại nhà đất mà Bản án đã tuyên giao cho người khác là một loại việc mới xuất hiện chưa có tiền lệ , nhạy cảm, có yếu tố phong tục tập quán và tâm linh. Theo quy định của Điều 117 Luật THADS, tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì CHV u cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra hỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được THA, tuy nhiên trong trường hợp này mồ mả của ông Nghị không được coi là tài sản và Bản án khơng có nội dung buộc di dời mồ mả để giao nhà và đất cho bà Thanh vì vậy cơ quan THADS khơng thể cưỡng chế tổ chức thi hành dứt điểm Bản án được. Để tổ chức thi hành dứt điểm Bản án, cơ quan THADS hướng dẫn bà Thanh khởi kiện ra Tịa án u cầu gia đình ơng Nghị di dời phần mộ của ông Nghị để giao trả nhà đất
cho bà Thanh, khi có phán quyết của Tịa án thì cơ quan THADS mới có cơ sở cưỡng chế phần mộ của ông Nghị để giao nhà đất cho bà Thanh.” [18]
Hai là, do đương sự chây ỳ, chống đối nên việc giao tài sản bán đấu giá thành cho người mua trúng đấu giá chưa thực hiện được. Theo báo cáo thống kê của Trung
tâm dữ liệu – Tổng cục THADS, tính đến 30/9/2016 tồn ngành THADS có 223 trường hợp cưỡng chế, bán đấu giá thành chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá, tương ứng với 89.458.354.000 đồng. Đa số các trường hợp này đều rơi vào các tài sản là Quyền sử dụng đất, nhà ở… và xuất phát từ mục đích cố tình chây ỳ, chống đối kéo dài thời gian giao tài sản. Những hành động, hành vi của các đối tượng này gồm: Đe dọa dùng vũ khí, thuốc nổ hoặc hố chất để ngăn cản việc giao tài sản của cơ quan thi hành án dân sự. Số khác thì giả bệnh, lập bệnh hoặc đưa người nhà, người thân mắc các bệnh nan y sống trong nhà nhằm lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật để kéo dài thời gian giao tài sản. Những hành vi đó các CHV đều nắm rõ, nhưng để đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khỏe cũng như an tồn về tài sản và nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nên họ buộc phải kéo dài thời gian giao tài sản và đồng thời tìm phương án vận động, thuyết phục hay tìm thời gian cưỡng chế thích hợp.
Ba là, sở dĩ vẫn cịn một số lượng khơng nhỏ vụ việc đã ra quyết định cưỡng chế mà chưa tổ chức cưỡng chế có một phần là do nguyên nhân chưa thống nhất ý kiến trong khâu tiến hành cưỡng chế. Tính đến 30/9/2016 trên tồn ngành THADS có
1041 việc tương đương 12.825.028.686 đồng đã ban hành quyết định cưỡng chế nhưng chưa tổ chức cưỡng chế. Trong số đó có 215 việc chưa tổ chức cưỡng chế tương đương 3.823.478.160 đồng do chưa thống nhất ý kiến cưỡng chế với các cơ quan phối hợp liên quan. Vấn đề không thống nhất ý kiến trong công tác cưỡng chế được biểu hiện chủ yếu trên các phương diện: do chưa thống nhất thời gian cưỡng chế hoặc chưa thống nhất với quan điểm hay biện pháp cưỡng chế cũng như tài sản cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự. Nguyên nhân này không những làm cho việc cưỡng chế không thể thực hiện được và cũng đồng thời tạo thêm thời gian kéo dài việc thi hành án. Riêng đối với vấn đề chưa thống nhất quan điểm hay tài sản hoặc biện pháp cưỡng
chế, giải pháp thỉnh thị cấp có thẩm quyền sẽ được cơ quan THADS cân nhắc thực hiện, mặc dù vậy q trình chờ đợi ý kiến cấp có thẩm quyền cho ý kiến sẽ làm thời gian tổ chức thi hành án tăng thêm, đồng nghĩa với việc nâng cao tỷ lệ hồ sơ có điều kiện ở các cơ quan THADS.
Bốn là, chế độ đãi ngộ cho cán bộ công chức làm công tác thi hành án chưa hợp lý, chưa thu hút được nhân tài và phát huy tinh thần hăng hái làm việc của mọi người. Có thể nói, THADS là cơng tác có tính đặc thù và chứa đựng mn vàn khó
khăn, vất vả. Để tổ chức xong một bản án, quyết định đảm bảo tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi ích cho mọi người, mọi tổ chức, cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều quy trình từ tống đạt, đến xác minh, từ vận động thuyết phục đến phối hợp cưỡng chế. Thi hành xong một bản án, quyết định có hiệu lực, đưa đến sự tin tưởng và niềm vui cho người dân là niềm hạnh phúc của CBCC ngành THADS, nhưng để có nụ cười cho nhân dân, cho đất nước, họ - những người CBCC ngành THADS đã đổ biết bao công sức, mồ hôi, máu và nước mắt. Những cống hiến thầm lặng ấy đến giờ vẫn chưa được bù đắp, trả công phù hợp. So với các cơ quan, các ngành khác như Hải quan, Thuế, BHXH..vv… điều kiện làm việc của CBCC ngành THADS ln trong tình cảnh vất vả do thiếu trang thiết bị, thiếu phương tiện, di chuyển đi lại nhiều và thậm nhiều khi còn phải đối diện với sự đe dọa tính mạng,sức khỏe, nhưng thu nhập tiền lương được nhận hàng tháng còn thấp, có nhiều trường hợp khơng đủ chi phí sinh hoạt từ gia đình đến cơng việc. Trong khi đó, chế độ khen thưởng chưa cao. Trước tình hình kinh tế thị trường trong nước có nhiều chuyển biến phức tạp, sự xã hội hóa các lĩnh vực trong đời sống xã hội đã tác động không nhỏ đến bộ phận cán bộ làm công tác THA, nhất là đội ngũ CHV. Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây, tình trạng CHVcủa cơ quan THA các địa phương xin nghỉ việc, chuyển cơng tác có xu hướng gia tăng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác THADS nói chung và cưỡng chế THADS nói riêng.
Năm là, nhiều bản án, quyết định của Tịa án tun khơng rõ, có sai sót, khó thi hành vẫn đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS.
Hiện nay, tình trạng án tun khơng rõ, khó thi hành vẫn đang tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả THADS cũng như hiệu quả áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS. Nội dung chủ yếu của vấn đề án tun khơng rõ, khó thi hành thể hiện như sau:
Không đề cập đến tài sản trên đất tồn tại từ trước khi có bản án; bản án, quyết định của Tịa án, khơng tun cụ thể nghĩa vụ đảm bảo (gốc, lãi phát sinh đến thời điểm xét xử) của các tài sản thế chấp của bên thứ ba cho một hợp đồng tín dụng;
Khơng đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong quá trình xét xử vụ án;
Khơng xác định rõ ranh giới khi giao quyền sử dụng đất hoặc sử dụng các mốc ranh giới tạm thời khơng có tính bền vững để tun. Ngồi ra, đa số án tín dụng ngân hàng, tịa khơng đi thực địa kiểm tra tài sản mà chỉ dựa vào hợp đồng thế chấp để tuyên nghĩa vụ bảo đảm về tài sản. Theo thống kê: 06 tháng đầu năm 2016 còn 399 bản án, quyết định Tịa án tun khơng rõ, có sai sót tương ứng với 458 quyết định THA với số tiền phải thi hành là 639.801.711.000 đồng và có 191 trường hợp thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản là hiện vật, hành vi như: Trả lại nhà, QSDĐ, buộc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. Bản án tuyên không rõ về đối tượng thực hiện nghĩa vụ hoặc nội dung nghĩa vụ phải thực hiện, tập trung nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn, như: Thành phố Hồ Chí Minh (80), Hà Nội (37), Bạc Liêu (25), Sóc Trăng (15), Tiền Giang (15); các cơ quan THADS đã ban hành 490 văn bản yêu cầu TAND có thẩm quyền xử lý theo quy định, trong đó có 374 văn bản yêu cầu đính chính, giải thích và 116 văn bản kiến nghị xem xét kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, thế nhưng, cơ quan THADS chỉ nhận được 131 văn bản phúc đáp, trong đó có 22 văn bản đáp ứng yêu cầu, 109 văn bản vẫn chưa đáp ứng yêu cầu do giải thích nhưng chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu, giải thích nhưng vẫn chưa rõ; số còn lại 359 văn bản, cơ quan THADS chưa nhận được trả lời, trong đó có 39 văn bản đang trong thời hạn trả lời, 320 văn bản đã hết thời hạn trả lời. Như vậy, số văn bản đã hết thời hạn nhưng chưa được trả lời là khá lớn (320/490) chiếm 65,3% [16].
Việc khơng kịp thời đính chính hay giải thích bản án của TAND các cấp đã dẫn đến tình trạng các bản án khơng được thi hành đúng thời hạn; quyền lợi của người dân không được đảm bảo, uy tín của các cơ quan pháp luật bị giảm sút. Và trên hết, trở thành một trong những nguyên nhân làm tăng lượng hồ sơ tồn đọng hàng năm của các cơ quan THADS.