KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 110 - 112)

- Đối với quy định cưỡng chế kê biên nhà ở theo Điều

đồng” [13, tr17] Năm 2016, “toàn quốc có 23 vụ việc bồi thường nhà nước trong

KẾT LUẬN CHUNG

Pháp luật dù có hồn thiện đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu như áp dụng thực hiện sai thì vẫn bị coi là cịn hạn chế. Chính vì vậy, song hành cùng cơng tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cần quan tâm chú, trọng công tác áp dụng pháp luật. Bởi, áp dụng pháp luật có đúng thì quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan – tổ chức và của nhà nước mới được đảm bảo, góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc hồn thiện các quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu pháp luật được áp dụng khơng đúng thì sẽ gây tác hại khơng nhỏ đến quyền, lợi ích của các chủ thể được nhà nước bảo vệ. Từ đó tạo nên xung đột, ảnh hưởng đến trật tự an tồn chính trị - xã hội, ngăn cản sự phát triển của kinh tế…

Từ thực tiễn công tác THADS cho thấy, trong nhiều năm qua, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về THADS luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ. Nhờ đó, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực THADS được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý vững chắc để hoạt động thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đạt kết quả cao. Tuy nhiên, hiện nay, trong lĩnh vực THADS vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: Lượng án tồn đọng hàng năm còn cao; nhiều vụ việc THA kéo dài chưa được giải quyết, vẫn cịn vi phạm về trình tự thủ tục dẫn đến phải bồi thường nhà nước. Đã có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, một trong số đó có nguyên nhân do việc áp dụng pháp luật chưa tốt, nhất là áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS chưa hiệu quả. Chính vì vậy, để cơng tác THADS đạt hiệu quả cao, đảm bảo tốt các quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và nhà nước thì việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS cần có những giải pháp hữu hiệu. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: Nếu thực hiện tốt công tác đào tạo, sử dụng cán bộ; tăng cường sự phối hợp trong cưỡng chế thi hành án dân sự; kết hợp với việc hoàn thiện hệ thống về THADS, nâng cao mức thu nhập cho đội ngũ CBCC và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cán bộ cơng chức, Chấp hành viên có vi phạm pháp luật về THADS, nhất là vi phạm về cưỡng chế thi hành án thì hiệu quả áp dụng pháp luật về về cưỡng chế THADS mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần có nhận

thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS để nâng cao hiệu quả cơng tác THADS, góp phần vào cơng cuộc hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo định hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)