Nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 85 - 87)

- Đối với quy định cưỡng chế kê biên nhà ở theo Điều

đồng” [13, tr17] Năm 2016, “toàn quốc có 23 vụ việc bồi thường nhà nước trong

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ

Hiện nay, cơng tác tham mưu, bố trí, sử dụng cán bộ, trong đó có việc phân bổ, sử dụng CHV bất hợp lý đang diễn ra tại nhiều cơ quan THADS trên tồn quốc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Hiện trạng này được biểu hiện như: đội ngũ CHV được bố trí nơi thừa, nơi thiếu; nhiều CHV khơng đủ năng lực vẫn được bố trí tại địa bàn trọng điểm, phân cơng nhiều hồ sơ hoặc cân nhắc lên chức vụ quản lý, lãnh đạo; điều kiện công việc của CHV không phù hợp và tương khắc với điều kiện sinh hoạt… tất cả những vấn đề nêu trên đều bắt nguồn từ sự hạn chế, yếu kém hay vấn đề chủ quan trong cơng tác tham mưu, bố trí, sử dụng cán bộ… Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cơng tác THADS. Với thực trạng đó, qua nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ như sau:

* Không ngừng đẩy mạnh việc chuyển đổi vị trí cơng tác gắn liền với cơng tác luân chuyển, điều động, biệt phái.

Để tăng cường hơn nữa việc sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ CHV nhằm phát huy tối đa năng lực, trình độ, tạo điều kiện thuận lợi cho CHV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cũng như nhằm sớm phát hiện hoặc hạn chế những vi phạm có thể ra trong q trình thực thi cơng vụ và đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động THADS, công tác luân chuyển, điều động, biệt phái phải thường xuyên được thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, hàng năm phải xây dựng Kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái phù hợp với tình hình đặc điểm của từng đơn vị và phải công khai kế hoạch cho tồn thể CBCC biết. Đồng thời phải tơn trọng các nguyên tắc và điều kiện sau:

- Thứ nhất, về điều kiện luân chuyển, điều động, biệt phái: Chỉ được thực hiện đối với những CHV đã có thời gian dài cơng tác tại một đơn vị, một địa bàn; Hoặc đối với những chấp hành viên có hạn chế về năng lực, trình độ không đảm đương tốt nhiệm vụ được giao; Hoặc những CHV có biểu hiện suy thoái tư tưởng, đạo đức làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết của đơn vị;

- Thứ hai, về yêu cầu: Việc luân chuyển, điều động, biệt phái CHV phải đảm bảo được sự ổn định về mặt sinh hoạt cá nhân cũng như gia đình; Khơng lợi dụng việc luân chuyển, điều động, biệt phải để trù dập CHV; Bố trí luân chuyển, điều động, biệt phái phải tính đến năng lực, trình độ của CHV; khơng thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái CHV đến những đơn vị mà họ không đủ năng lực để đảm đương, gánh váng được trọng trách, nhiệm vụ được giao; Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CHV trong diện luân chuyển, điều động, biệt phái phát huy tối đa sở trường giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Ba là, hàng năm lãnh đạo các đơn vị quản lý, sử dụng CHV nên xây dựng kế hoạch chuyển đổi địa bàn tổ chức thi hành án giữa các CHV trong đơn vị với nhau nhằm sớm phát hiện và ngăn ngừa những vi phạm nghiêm trọng có thể xẩy ra; Bên cạnh đó, cần bố trí sắp xếp địa bàn tổ chức thi hành án, phân công hồ sơ thi hành án phù hợp với năng lực, trình độ của từng CHV để tránh tình trạng người người thừa, người thiếu hồ sơ thi hành án, gây bức xúc và ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết nội bộ.

* Kịp thời bổ sung số lượng Chấp hành viên còn thiếu, yếu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Nghệ An là một trong những tỉnh đang thiếu lượng lớn CHV, đặc biệt là các đơn vị trọng điểm nhiều hồ sơ THA như: thành phố Vinh, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, thị xã Thái Hịa….. Vì khơng đủ số lượng CHV cần thiết, trong khi các vụ việc, tiền lại tăng hàng năm nên đã diễn ra tình trạng có nhiều hồ sơ khơng kịp tổ chức thi hành, khơng có thời gian để bố trí hoặc xây dựng kế hoạch cưỡng chế. Đây chính là nguyên nhân làm tăng lượng hồ sơ có điều kiện tồn đọng hàng năm.

phải thường xuyên được thực hiện. Mặc dù vậy, khơng phải vì tính cần kíp mà chúng ta thực hiện việc bổ sung ồ ạt, không tuân thủ các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm CHV như những vụ việc đã từng xẩy ra tại một số cơ quan THADS: “Trong kỳ

thi tuyển Chấp hành viên năm 2016 nhiều đơn vị cử công chức không đủ thời gian làm công tác pháp luật tham gia kỳ thi, vi phạm quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2014. Điển hình xảy ra tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên cử 2 công chức, Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng cử 1 công chức, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An cử 2 công chức có thời gian làm cơng tác pháp luật chưa đủ 3 năm đi thi. Chỉ đến khi thí sinh trúng tuyển và Cục Thi hành án dân sự gửi hồ sơ về Tổng cục Thi hành án dân sự thì mới phát hiện ra. Tổng cục Thi hành án dân sự khẳng định điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cac cơng chức khác và gây lãng phí về thời gian, tiền bạc cho chính các cơng chức đó”.[22]

* Tiếp tục thực hiện tốt công tác nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho đội ngũ Chấp hành viên

Việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho đội ngũ CHV cần được thực hiện thường xuyên liên tục, đa dạng về hình thức và phải có sự phối kết hợp giữa Cục, Đảng ủy Cục và các cơ quan tổ chức đoàn thể liên quan để thực hiện có hiệu quả cơng tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)