1. 7.4 Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án.
2.2.3. Công tác phối hợp trong cƣỡng chế thi hành án dân sự còn gặp nhiều hạn chế, trở ngạ
hạn chế, trở ngại
Sự thành cơng của cơng tác THADS nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS nói riêng có một phần là sự đóng góp khơng nhỏ của cơng tác phối hợp THADS. Trong cưỡng chế THADS, công tác phối hợp thể hiện ở các phương diện sau: Một là, phối hợp thực hiện và tham gia cưỡng chế - cơng tác này có liên quan trực tiếp đến các cơ quan như UBND các cấp, cơ quan bảo vệ cưỡng chế và cơ quan tham gia khác như quân đội….; Hai là, phối hợp thu hồi, cấp lại các giấy tờ bị hư hỏng, mất mát hoặc người phải THADS cố tình khơng giao..vv; Ba là, phối hợp trong việc thống nhất ý kiến để giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản của người phải THA. Trong thời gian qua, nhìn chung cơng tác phối hợp về cưỡng chế
THADS được các cơ quan, ban ngành có liên quan tích cực thực hiện có hiệu quả, đặc biệt, nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp mà nhiều vụ việc cưỡng chế THADS khó khăn, phức tạp kéo dài được giải quyết dứt điểm. Mặc dù vậy, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phối hợp cưỡng chế THADS vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Thứ nhất, hạn chế trong cơng tác phối hợp rà phá bom, mìn vật liệu nổ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình cưỡng chế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật THADS trước khi thực hiện cưỡng chế cần huy động lực lượng, CHV phải lập kế hoạch cưỡng chế. Một trong những nội dung quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch, CHV phải dự liệu được các tình huống chống đối có thể xẩy ra, trong đó có cả tình huống khả năng đương sự sử dụng vật liệu nổ, bom, mìn… chống đối việc cưỡng chế. Để ứng phó với tình huống có thể xẩy ra này, CHV đã lên kế hoạch phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện việc rà phá bom, mìn, vật liệu nổ nhằm đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khỏe của con người và tài sản bị cưỡng chế. Tuy nhiên theo thơng tin do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay: “Hiện nay, tại Việt Nam có 3 lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động rà phá bom
mìn, đó là: các đơn vị cơng binh chun trách; hơn 50 doanh nghiệp quân đội có giấy phép rà phá và một số đội do các tổ chức phi chính phủ tổ chức, huấn luyện thực hiện các dự án tài trợ quốc tế trong lĩnh vực rà phá bom mìn được Chính phủ cho phép.”
Thực tiễn tại một số địa phương cho thấy do khơng có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các doanh nghiệp có giấy phép rà phá bom mìn của quân đội, cũng như các tổ chức phi chính phủ được nhà nước Việt Nam cấp giấy phép rà phá bom, mìn phục vụ cho công tác cưỡng chế THADS. Thủ trưởng các cơ quan THADS thường liên hệ với đơn vị quân đội có chức năng này đóng trên địa bàn để phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, theo Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 16/5/2014 của Văn phịng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thì hiện nay khơng cho phép các đơn vị quân đội tham gia cưỡng chế thu hồi đất. Chính điều này đã gây trở ngại lớn cản trở việc cưỡng chế THADS. Đến nay chưa có thống kê chính thức có bao nhiêu vụ tạm dừng việc cưỡng chế do khơng có lực lượng tham gia rà, phá bom, mìn, nhưng thực tế này diễn ra thường xuyên tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo đó khi khơng có lực
lượng chức năng để rà, phá bom, mìn các cơ quan THADS khơng dám mạo hiểm thực hiện cưỡng chế mà chấp nhận hoãn việc cưỡng chế chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc chuyển sang phương án vận động, thuyết phục.
Hai là, tình trạng khơng thống nhất thời gian thực hiện việc cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án giữa các cơ quan liên quan vẫn tồn tại làm kéo dài thời gian tổ chức thi hành bản án, quyết định.
Trước khi cưỡng chế CHV phải lập kế hoạch cưỡng chế và dự kiến thời gian thực hiện cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề thống nhất thời gian tổ chức cưỡng chế THADS đang gặp nhiều trở ngại do không thống nhất với các cơ quan liên quan. Ví dụ: Trong vụ thi hành án buộc bà Lê Thị Trang, tại xóm 3, xã Tân Sơn, huyện QL, tỉnh NA để thi hành khoản tiền trả nợ là 63.000.000đ (Sáu mươi ba triệu đồng) cho bà Trần Thị Quyên, địa chỉ: xóm 5, xã Tân Sơn, huyện QL, tỉnh NA, CHV Chi cục THADS huyện QL đã áp dụng biện pháp kê biên quyền sủ dụng mảnh đất có diện tích
80 m2 của bà Trang để đảm bảo THA theo quyết định cưỡng chế số 12/QĐ-
CCTHADS ngày 01/3/2016. Sau khi ra Quyết định cưỡng chế, CHV đã lập Kế hoạch cưỡng chế và ấn định thời gian cưỡng chế vào ngày 01/4/2016, Kế hoạch cưỡng chế được gửi cho UBND xã nơi bà Trang sinh sống, cơ quan công an và VKSND huyện QL. Tuy nhiên, sau khi nhận được Kế hoạch cưỡng chế, UBND xã Tân Sơn đã có Cơng văn số 162/UBND-VP ngày 12/3/2016 gửi Chi cục THADS huyện QL có nội
dung như sau: “UBND xã Tân Sơn nhận được Kế hoạch cưỡng chế số 12/KH-
CCTHADS ngày 10/3/2016 của Chi cục THADS huyện QL, tuy nhiên qua xem xét nội dung UBND xã Tân Sơn nhận thấy, vào khoảng thời gian từ ngày 25/3/2016 đến 08/4/2016 UBND xã Tân Sơn toàn thể CBCC phải tham dự lớp tập huấn diễn tập phòng thủ chống bạo động và diễn biến hịa bình do UBND huyện phối hợp tổ chức. Vì vậy, UBND xã Tân Sơn khơng thể cử cán bộ tham gia cưỡng chế. Để thuận lợi cho công việc, đề nghị Chi cục THADS huyện QL nghiên cứu chuyển việc cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Trang, địa chỉ: xóm 3, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu sang thời gian khác.”
lãnh đạo đơn vị bố trí thời gian khác và thông báo cho các cơ quan liên quan biết. Ngày 12/4/2016, CHV lập lại Kế hoạch cưỡng chế, gửi cho các cơ quan liên quan và ấn định thời gian vào ngày 05/5/2017. Ngay khi nhận được Kế hoạch cưỡng chế, Công
an huyện QL đã ban hành văn bản trả lời với nội dung sau: “…..hiện nay, tình hình
giáo dân vùng Sông Ngọc đang diễn biến phức tạp, đơn vị đang huy động lực lượng phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức nắm bắt diễn biến cụ thể để có biện pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, phục vụ cho cơng tác bầu cử đạt kết quả tốt. Vì vậy, khơng thể cử lực lượng tham gia cưỡng chế với đơn vị
được..” (trích Cơng văn số 1465/CAH-VP ngày 15/4/2016 của Công an huyện QL).
Như vậy, do không thống nhất được thời gian cưỡng chế, khơng có lực lượng bảo vệ nên việc cưỡng chế bị trì hỗn. Đây chỉ là một vụ việc trong tổng số hàng nghìn vụ việc đã và đang diễn ra trên khắp cả nước. Do không thống nhất được thời gian thực hiện cưỡng chế, nên quá trình tổ chức THA bị kéo dài, làm tăng lượng hồ sơ có điều kiện tồn đọng hàng năm và trở thành tồn tại, hạn chế trong công tác THADS.
Ba là, công tác phối hợp với cơ quan công an trong việc tạm dừng, giữ phương tiện giao thông để cưỡng chế THADS đối với tài sản là phương tiện giao thơng đang gặp nhiều khó khăn
Đến nay, ngành THADS chưa có thống kê cụ thể về các vụ cưỡng chế tài sản là phương tiện giao thông khơng thực hiện được. Nhưng, thực trạng vẫn cịn nhiều quyết định cưỡng chế tài sản là phương tiện giao thông của người phải THA chưa được tổ chức thực hiện kịp thời. Nguyên nhân chủy yếu là do không xác định vị trí phương tiện giao của người phải THADS để tổ chức cưỡng chế. Có nhiều trường hợp người phải THA ln tìm mọi cách để che dấu phương tiện giao thơng của mình để cơ quan THADS khơng phát hiện ra nhằm chống đối việc cưỡng chế THA, cũng như kéo dài thời gian THA. Để giải quyết trường hợp này, nhiều cơ quan THADS đã liên hệ với cơ quan cơng an (phịng CSGT) nhờ phối hợp xác minh và tạm dừng, giữ phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường để tổ chức cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm sốt giao thơng đường bộ thì
“Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng của Trưởng phịng Tuần tra, kiểm sốt giao thơng đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phịng Cảnh sát giao thơng hoặc Trưởng Cơng an cấp huyện trở lên; d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm sốt phục vụ cơng tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham
gia giao thơng.” Do đó, việc tạm dừng phương tiện giao thông để cơ quan THADS
tiến hành cưỡng chế là khơng có cơ sở pháp lý. Vì vậy, việc tổ chức cưỡng chế tài sản là phương tiện giao thông không thực hiện được. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ việc THA có điều kiện hàng năm tại các cơ quan THADS.
Bốn là, một số cơ quan BHXH không thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án.
Điều 177 Luật THADS quy định cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của CHV về khấu trừ thu nhập của người phải THA để THA. Tuy nhiên, qua thực tiễn cơng tác THADS cho thấy, vẫn cịn tình trạng một vài cơ quan bảo hiểm xã hội chưa thực hiện tốt quy định này, gây bức xúc cho các bên đương sự. Tình huống sau là ví dụ điển hình:
Bản án số 113/1995/HSST ngày 25/12/1995 của Tòa án nhân dân tỉnh NA tuyên buộc bà Nguyễn Thị Phiệt, trú tại: xóm 13B, xã Nghi Kim, Thành phố V, tỉnh NA phải bồi thường cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh V, tỉnh NA số tiền 68.250.000đ. Q trình tổ chức THA, xét thấy bà Phiệt khơng có tài
sản gì khác ngồi khoản lương hưu được nhận hàng tháng với mức 3.052.000đ, CHV Cục THADS tỉnh NA đã ra Quyết định khấu trừ thu nhập hàng tháng của bà Phiệt với mức 900.000đ/tháng để đảm bảo THA, kể từ tháng 8/2015 đến khi thi hành xong khoản tiền trên. Sau khi ban hành quyết định cưỡng chế, CHV đã gửi cho cơ quan BHXH tỉnh NA để phối hợp thực hiện. Do không kịp thời khấu trừ tiền lương vào các tháng 8 và 9 của năm 2015 nên đến tháng 10/2015 cơ quan BHXH đã thực hiện khấu trừ tiền lương của bà Phiệt với tổng số tiền của 03 tháng là 2.700.000đ (Hai triệu bảy
trăm nghìn đồng). Chính sự khơng kịp thời của cơ quan BHXH đã gây bức xúc cho
người phải THA bởi họ cho rằng: mỗi tháng họ chỉ có hơn 3 triệu đồng tiền lương, nhưng cơ quan BHXH đã khấu trừ họ hết 2.700.000đ. Vậy họ lấy gì để sống? để trang trải sinh hoạt cho cả gia đình? Qua ví dụ này, thiết nghĩ ngồi quy định của pháp luật, sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan BHXH cần xây dựng một chế định, một quy chế riêng để đảm bảo sự phối hợp trong cơng tác THADS nói chung và cưỡng chế THADS nói riêng được tiến hành thuận lợi, hiệu quả. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan THADS đã xây dựng thành công quy chế phối hợp THADS, tuy nhiên việc xây dựng này chưa mang tính đồng bộ, chỉ tự phát ở một vài địa phương, một vài tỉnh.