Nguyên tắc tài sản không đƣợc cƣỡng chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 26 - 27)

Nhằm bảo vệ quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho những người phải THA, Luật THADS quy định các loại tài sản sau không được cưỡng chế gồm:

Thứ nhất, không cưỡng chế đối với các loại tài sản phục vụ mục đích sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của người phải THA, như: lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu, số thuốc cần dùng để phịng, chữa bệnh; Cơng cụ lao động cần thiết, có giá trị khơng lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình; Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình, vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương[2, khoản 2 Điều 87].

Thứ hai, không cưỡng chế đối với tài sản của doanh nghiệp là “Số thuốc phục

vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an tồn lao động, phịng, chống cháy nổ, phịng, chống ơ nhiễm mơi trường”[2, khoản 3 Điều 87.

Ngoài các loại tài sản không được cưỡng chế, kê biên đã nêu ở trên, Luật THADS cịn quy định có một số loại tài sản đặc thù khác cũng không được cưỡng chế

như: “Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phịng, an ninh, lợi ích cơng cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.[2, khoản 1 Điều 87]”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)