Khai thác tài sản của người phải thi hành án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 50 - 51)

1. 7.4 Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án.

2.1.1.6. Khai thác tài sản của người phải thi hành án

Thực tiễn công tác THADS chứng minh, cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án là biện pháp chỉ mới được khai thác và áp dụng tương đối mạnh mẽ trong 02 năm trở lại đây. Trước khi Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) có hiệu lực, có một số cơ quan THADS đã áp dụng biện pháp này để cưỡng chế THA nhưng số lượng quyết định ban hành không đáng kể , tính từ năm 2009 đến trước năm 2014 mỗi năm chỉ ban hành khoảng từ một đến 02 quyết định/01 năm với số tiền khoảng vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, khoảng từ năm 2015 đến năm 2016 số lượng này đã tăng lên, năm 2015 toàn ngành THADS đã ban hành 43 quyết định với số tiền 3.563.574.825 đồng, năm 2016 đã ban hành 75 quyết định với số tiền 229.603.716 đồng.

Qua nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản của người phải THA trên thực tế không cao. Cụ thể: Từ năm 2009 đến năm 2016, các cơ quan THADS trên toàn quốc đã ban hành 131 quyết định cưỡng chế tương ứng với số tiền 9.028.772.031 đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ số vụ việc cưỡng chế thành thấp, có 58 trường hợp cưỡng chế thành công và thu được số tiền 2.990.183.911 đồng và 28 trường hợp không phải tổ chức cưỡng chế do đương sự tự nguyện nộp số tiền

161.900.010 đồng. Cịn lại có 23 trường hợp với số tiền 316.245.904 đồng cưỡng chế không thành công và 22 trường hợp với 5.560.442.206 đồng chưa tổ chức cưỡng chế. Như vậy, so với các biện pháp cưỡng chế khác, số vụ việc cưỡng chế không thành cơng của biện pháp cưỡng chế này cịn chiếm tỷ lệ cao ( chiếm 17,5% - số vụ cưỡng chế khai thác tài sản của người phải THA/ tổng số vụ cưỡng chế khai thác tài sản của người phải THA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)