1. 7.4 Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án.
2.2.7. Thủ tục áp dụng các biện pháp cƣỡng chế còn rƣờm rà, chƣa hợp lý làm kéo dài việc cƣỡng chế thi hành án
làm kéo dài việc cƣỡng chế thi hành án
Cưỡng chế thi hành án có mục đích kịp thời ngăn chặn người phải THA hoặc người có quyền nghĩa vụ liên quan cố tình tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc THADS. Thực tế cho thấy, tính kịp thời của biện pháp cưỡng chế THADS đôi khi chưa được đảm bảo do quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cưỡng chế cịn rườm rà, chưa phù hợp nên làm kéo dài thời gian cưỡng chế. Cụ thể như các trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với kê biên tài sản chung của vợ chồng, CHV xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thơng báo cho vợ, chồng biết và ấn định cho họ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo hợp lệ phải khởi kiện ra tòa để phân chia. Thực tế chứng minh, thời hạn 30 ngày cho vợ, hoặc chồng thỏa thuận hoặc khởi kiện ra tòa là quá dài, chưa phù hợp. Bởi hiện tại, trình tự khởi kiện ra tịa đã được tịa án rút gon theo trình tự của Bộ Luật Tố tụng dân sự, theo đó cũng khơng mất q nhiều thời gian.
Hai là, trình tự kê biên tài sản khác của doanh nghiệp vẫn còn rườm rà: “Cơ
quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí q khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác”[7, khoản 5 Điều 24]. Bởi lẽ, để xác minh
được các tài sản là tài khoản, tiền, vàng, giấy tờ có giá và kim khí q khác… thực tế mất rất nhiều thời gian, nhất là khoảng thời gian xác minh tài khoản của doanh nghiệp tại các ngân hàng, do hiện nay nước ta chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài khoản, tiền gửi khách hàng trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.
Ba là, việc kê biên quyền sử dụng đất đề thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định cịn có sự bất cập, đặc biệt là trong trường hợp quyền sử dụng đất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải THA. Do đó, trong trường hợp này CHV vẫn tổ chức cưỡng chế
nhưng chỉ cưỡng chế kê biên một phần diện tích đất đủ để thanh toán cho nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp CHV sau khi kê
biên, bán tài sản cho người mua trúng đấu giá nhưng vẫn không thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ được. Như trong trường hợp đất kê biên diện có tích đất nhỏ, “khơng đủ diện tích tối thiểu mà pháp luật đất đai yêu cầu để cấp giấy tờ, do đó, việc
thi hành án chỉ nằm trên giấy tờ mà không đem lại hiệu quả trên thực tế. Bên cạnh đó, khi diện tích đất đủ để tách thửa, thì vấn đề xác định vị trí của thửa đất bị kê biên sẽ xác định như thế nào, nếu hai bên không thống nhất được thì sẽ giải quyết như thế nào, hiện pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc kê biên trong thực tế bị kéo dài”.[21]