Hoạt động giám sát phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, mặt trận Tổ quốc, các

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 84)

hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, mặt trận Tổ quốc, các cơ quan Nhà nước khác và của toàn xã hội

Hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước ta thể hiện sự hoà quyện, thống nhất giữa tính Đảng, tính nhà nước và tính nhân dân. Mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các chủ thể này khơng có gì khác hơn là

nhằm bảo đảm pháp chế, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của bộ máy nhà nước, trong xã hội; hướng tới xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì vậy PGS. TS Võ Khánh Vinh đã viết:

Giữa các loại giám sát của Nhà nước và giám sát của xã hội đối với hoạt động của các cơ quan quyền lực có mối liên hệ biện chứng, bảo đảm sự thống nhất, tính chỉnh thể tồn vẹn của cơ chế giám sát. Mỗi mắt xích trong cơ chế đó, dù có đa dạng về nhiệm vụ và phương thức giải quyết, nhưng đều nhằm đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quyền lực” [64, tr.13].

Các bộ phận hợp thành hệ thống giám sát có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi vì loại giám sát do cơ quan, tổ chức này thực hiện bổ sung cho loại giám sát do cơ quan, tổ chức khác thực hiện. Trên thực tế điều đó được thể hiện ở sự kết hợp giám sát do cơ quan nhà nước tiến hành với giám sát do các tổ chức xã hội và công dân trực tiếp tiến hành. Do vậy, một mặt phải quan tâm đến việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể theo tinh thần Nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế giám sát của Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội và HĐND; phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND với hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát của cơ quan, tổ chức khác”, mặt khác phải đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể này.

Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh là một mắt khâu quan trọng trong cơ chế giám sát. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh không thể tách rời hoạt động giám sát của các chủ thể khác mà phải có mối liên hệ chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng giám sát, đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong hoạt động.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w