Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 38)

nhân dân cấp tỉnh

1.2.4.1. Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Điều đó đã được khẳng định trong suốt chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với HĐND các cấp, Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng trong việc xây dựng hệ thống chính quyền nhà nước ở địa phương; thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND. Như vậy hiệu quả hoạt động của HĐND không chỉ phụ thuộc vào chủ chương, đường lối của Đảng nói chung mà cịn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của từng cấp ủy đảng ở địa phương.

Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của HĐND được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND, cấp uỷ Đảng ở địa phương lãnh đạo HĐND thông qua việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, làm căn cứ cho HĐND cụ thể hố bằng Nghị quyết; thơng qua lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ của HĐND; thơng qua hoạt động của Đảng đồn trong HĐND và thông qua các đảng viên là đại biểu HĐND.

Đối với hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh, sự lãnh đạo của Đảng chính là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Mọi hoạt động giám sát đều phải căn cứ vào tư tưởng chỉ đạo của cấp uỷ. Từ việc xây dựng nghị quyết về chương trình giám sát hàng năm của HĐND, Thường Trực HĐND, các Ban của HĐND đến việc tổ chức kỳ họp… đều phải xin ý kiến của cấp uỷ Đảng. Trước và sau cuộc giám sát, những vấn đề nổi lên, liên quan đến cơ chế, chính sách, đến cán bộ lãnh đạo đều được tổng hợp, báo cáo tranh thủ ý kiến của cấp uỷ để có phương án xử lý đúng đắn. Đảm bảo Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND được chấp hành có hiệu quả; nâng cao trách nhiệm của đại biểu trước nhân dân, trách nhiệm của cán bộ công chức, của các cấp, các ngành trước yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Do việc lựa chọn nội dung giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác giám sát, chính vì vậy trước khi quyết định nội dung giám sát

cụ thể phải tổ chức thảo luận, thống nhất trong tập thể Đảng đoàn HĐND và báo cáo xin ý kiến của Ban thường vụ hoặc Thường trực Tỉnh uỷ. Trong q trình giám sát của HĐND phải thường xun có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra, nội chính của cấp uỷ để trao đổi, cung cấp thơng tin có liên quan đến nội dung giám sát. Việc kết luận và kiến nghị các biện pháp xử lý qua giám sát của HĐND về nguyên tắc phải đảm bảo tính thực tiễn khách quan, đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND, tuy nhiên những vấn đề nhạy cảm phải báo cáo cấp uỷ trước khi kết luận chính thức.

Hoạt động giám sát nhằm đảm bảo cho các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm túc, chấn chỉnh những sai phạm hoặc phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện nghị quyết của HĐND. Chính vì vậy, cấp uỷ Đảng cần phải đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để HĐND thực hiện tốt quyền giám sát của mình. Đảm bảo giám sát có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng của các kết luận, kiến nghị.

Để HĐND thực hiện tốt chức năng giám sát thì cần phải có sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên Đảng lãnh đạo như thế nào là vấn đề cần xem xét. Các cấp uỷ Đảng chỉ nên thưc hiện lãnh đạo HĐND dựa trên những định hướng và kiểm tra việc thực hiện đường hướng đó. Sự bao biện, làm thay của cấp uỷ Đảng đối với HĐND thực chất là biến cơ quan dân cử thành công cụ thực hiện thiếu sức sống, hình thức.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w