Giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với một chương trình, kế hoạch hợp lý và không cản trở hoạt động bình thường

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 34)

chương trình, kế hoạch hợp lý và khơng cản trở hoạt động bình thường của đối tượng chịu sự giám sát.

Giám sát là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát. Đây là khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý của nhà nước và xã hội, là chức năng cơ bản của HĐND cấp tỉnh. Hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát diễn ra hàng ngày, hàng giờ, do đó địi hỏi việc theo dõi, xem xét, đánh giá của HĐND cũng phải thực hiện thường xuyên. Có như vậy mới phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, hạn chế ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Tuy nhiên trong quá trình giám sát, HĐND cấp tỉnh phải áp dụng các biện pháp thích hợp để khơng gây cản trở đến hoạt động bình thường của các đối tượng chịu sự giám sát, đảm bảo cho các cơ quan này vẫn giữ được tính độc lập và chủ động trong hoạt động của mình.

Để giải quyết được cả hai yêu cầu trên, HĐND cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm có tính khả thi và hợp lý. Kế hoạch khảo sát thực tế, thành lập Đồn giám sát phải được thơng báo trước cho cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát biết và cố gắng lắng nghe ý kiến của họ để sắp xếp chương trình sao cho hợp lý, khơng trùng hoặc chồng chéo với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức khác.

Ngồi ra, HĐND cấp tỉnh cịn phải quy định và áp dụng chế độ báo cáo nghiêm túc với những hình thức thích hợp (văn bản, lời nói trực tiếp, thơng tin trên mạng…) để thường xuyên cập nhật được thông tin cần thiết về hoạt động của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát mà không làm họ mất quá nhiều thời gian và khơng gây phiền hà, cản trở cơng việc bình thường của họ.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w