Đổi mới hoạt động của Đoàn giám sát

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 102)

- Thứ ba: Đối với chủ toạ kỳ họp.

3.2.3.3. Đổi mới hoạt động của Đoàn giám sát

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cố nhiên, khơng phải cứ ngồi trong giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ” [34, tr.287]. Đối với HĐND tỉnh Thanh Hố, việc thành lập các Đồn giám sát, để “đi tận nơi, xem tận chỗ” chính là học tập cách làm việc của Bác. Trong thời gian qua HĐND tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng hình thức này như một công cụ giám sát hữu hiệu và đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hình thức giám sát này vẫn cịn nhiều bất cập về chương trình giám sát, thành viên của Đồn giám sát và đặc biệt là chưa tuân theo một qui trình thống nhất. Để đạt được mục đích, u cầu và phát huy hiệu quả của việc thành lập Đoàn giám sát cần phải thực hiện đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:

- Chương trình giám sát đảm bảo sát với tình hình thực tế, tập trung vào những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn, những vấn đề bức xúc trên địa bàn, hạn chế tình trạng dàn trải, hình thức. Nghị quyết về chương trình giám sát cần xác định rõ những nội dung cần giám sát trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Ban và các đại biểu HĐND, phân công cho Thường trực và các Ban thực hiện từng nội dung cụ thể. Nghị quyết càng cụ thể càng dễ triển khai thực hiện.

Trên cơ sở nội dung giám sát đã được phân công trong nghị quyết Thường trực HĐND tỉnh và các Ban cụ thể hoá nghị quyết bằng chương trình giám sát hàng q, hàng tháng của mình. Ngồi những nội dung giám sát chuyên đề có thể giám sát những nội dung khác theo nhiệm vụ thường xuyên do pháp luật quy định. Cuối mỗi tháng Thường trực HĐND tổ chức giao ban với lãnh đạo các Ban để thống nhất chương trình cơng tác, điều hồ, phối hợp để đảm bảo tránh trùng lặp về nội dung, địa điểm giám sát.

Để tiến hành một cuộc giám sát Thường trực HĐND, các Ban phải ra quyết định thành lập Đoàn giám sát. Trong quyết định phải thể hiện rõ thành phần đoàn giám sát; cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; thời điểm giám sát và thời gian hoàn thành. Thành viên đoàn giám sát phải là đại biểu HĐND cùng cấp, am hiểu về lĩnh vực giám sát. Ngồi ra có thể mời các ngành có liên quan cùng tham gia để cung cấp thêm thông tin cần thiết giúp cho cuộc giám sát chất lượng, hiệu quả và mời cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực giám sát giúp đỡ. Đồn giám sát có thể thành lập tổ, nhóm để giám sát từng nội dung, từng địa bàn.

Để việc giám sát có hiệu quả phải làm tốt công tác chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho một cuộc giám sát. Phải xây dựng kế hoạch để cụ thể hố các nhiệm vụ của Đồn giám sát và các bước tiến hành. Công văn thông báo nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo kèm theo quyết định thành lập đoàn giám sát phải được gửi sớm đến đối tượng chịu sự giám sát để họ có thời gian chuẩn bị. Hướng dẫn đơn vị chịu sự giám sát xây dựng báo cáo, bảo đảm cho việc cung cấp thơng tin theo đúng u cầu. Đồn giám sát phải thu thập, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu để nắm vững cơ sở pháp lý cũng như cơ chế, chính sách có liên quan.

Việc tổ chức giám sát cần theo đúng kế hoạch đề ra, hạn chế thay đổi kế hoạch. Nếu kế hoạch thay đổi nhiều sẽ làm giảm uy tín của HĐND.

Trong q trình giám sát, ngồi những nội dung đã đề ra trong kế hoạch, nếu nảy sinh những nội dung khác có liên quan thì khơng được bỏ qua mà phải bổ sung ngay. Nhiều trường hợp những nội dung mới phát sinh rất quan trọng. Nếu có điều kiện làm rõ ngay thì làm rõ, nếu chưa có điều kiện thì có thể tổ chức một cuộc giám sát khác. Khơng nên máy móc chỉ làm rõ những nội dung trong kế hoạch, bỏ qua những nội dung quan trọng nảy sinh trong quá trình làm việc, bởi vì kế hoạch khó có thể lường trước hết được mọi sự việc.

Báo cáo kết quả giám sát phải khách quan, chính xác vì nó ảnh hưởng tới các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát. Chỉ đưa vào báo cáo những nội dung đã được khẳng định. Những nội dung cịn đang băn khoăn, do dự thì khơng đưa vào. Những kiến nghị của đồn giám sát phải cụ thể, rõ ràng, khơng kiến nghị chung chung theo kiểu “đường lối”. kiến nghị phải sát thực tế, có tính khả thi, đối tượng chịu sự giám sát không phản bác lại được

Để đảm bảo tính khả thi, tuỳ theo tình hình, nội dung và yêu cầu cụ thể, trước khi kết luận và kiến nghị chính thức, Thường trực HĐND có thể làm việc với cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát để trao đổi về dự thảo kết luận, kiến nghị.

- Một yêu cầu nữa cũng rất quan trọng mà lâu nay Thường trực và các Ban làm chưa được tốt đó là việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát. Có thể yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo kết quả thực hiện, tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế việc thực hiện để tiếp tục đôn đốc. Trường hợp đã đôn đốc nhiều lần nhưng vẫn cố tình khơng thực hiện thì có thể đưa nội dung đó ra chất vấn tại kỳ họp để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm. HĐND có thể ban hành nghị quyết để thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w