Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá giữa hai kỳ họp

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 64)

2.2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnhThanh Hoá giữa hai kỳ họp Thanh Hoá giữa hai kỳ họp

2.2.2.1.Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Thường trực HĐND do HĐND bầu ra theo nhiệm kỳ của HĐND, là cơ quan hoạt động thường xuyên, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hồ, phối hợp, duy trì các hoạt động của HĐND. Trong điều kiện HĐND tỉnh hoạt động không thường xuyên (họp thường lệ mỗi năm 2 lần) thì vai trị của Thường trực HĐND càng trở nên quan trọng và cần thiết. Mặc dù Thường trực HĐND được thành lập từ năm 1989 nhưng chức năng giám sát của Thường trực HĐND mới chỉ được quy định lần đầu tiên trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003:

Căn cứ vào Điều 53 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Điều 57 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, thì Thường trực HĐND giám sát trên cơ sở các nhiệm vụ và hình thức hoạt động:

- Xây dựng chương trình giám sát trình HĐND thơng qua.

- Tiến hành giám sát theo quy định của Luật và theo chương trình, kế hoạch. - Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật.

- Xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND; tổng hợp kết quả giám sát trình HĐND.

- Xem xét việc trả lời chất vấn.

* Thứ nhất: Về xây dựng chương trình giám sát

Theo quy định của Luật, Thường trực HĐND cấp tỉnh phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm của HĐND, trình kỳ họp cuối năm để HĐND

thơng qua bằng Nghị quyết và có giá trị thực hiện trong năm sau. Chương trình giám sát hàng năm chính là cơ sở để Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND triển khai tổ chức thực hiện.

Bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh, hàng năm Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành khảo sát thực tế, thu thập, tổng hợp những thông tin cần thiết và tiếp thu ý kiến của các thành viên Thường trực, đề nghị của các Ban, của các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh, của Uỷ ban MTTQ tỉnh và nghiên cứu ý kiến của cử tri trong tỉnh, chủ động xây dựng “Dự thảo nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của HĐND” trình kỳ họp cuối năm để HĐND thơng qua. Dự thảo Nghị quyết trước khi trình HĐND được Đảng đồn HĐND tỉnh và lãnh đạo các Ban HĐND tham gia đóng góp ý kiến.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và Nghị quyết về chương trình giám sát, Thường trực HĐND xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát theo từng tháng, từng quý, 6 tháng và cả năm. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch ngay từ đầu năm tạo cho Thường trực HĐND có thể hồn tồn chủ động trong việc triển khai hoạt động của mình. Tránh tình trạng một thời gian dài trước kia (kể cả nhiệm kỳ 1999 - 2004) do khơng có chương trình, kế hoạch cụ thể nên hoạt động giám sát thường bị động, lúng túng, hiệu quả không cao.

* Thứ hai: Về giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của Thường trực HĐND. Ở Thanh Hố, cơng tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân trong những năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hạn chế được việc người dân khiếu kiện tràn lan, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Công tác tiếp dân được Thường trực HĐND tỉnh thực hiện thường xuyên, nề nếp theo quy định của pháp luật. Thường trực HĐND cịn phân cơng đại biểu HĐND phối hợp với Đồn đại biểu Quốc Hội tiếp cơng dân theo định kỳ vào

ngày 15 hàng tháng. Tại các buổi tiếp dân Thường trực HĐND tỉnh trực tiếp trao đổi giải thích các nội dung phản ánh kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện việc tiếp nhận đơn thư, phân loại, xử lý để chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét. Qua số liệu khảo sát, điều tra cho thấy:

- Năm 2006, Thường trực HĐND tỉnh tiếp nhận 104 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, qua xử lý phân loại đã chuyển 78 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền u cầu giải quyết và đơn đốc giải quyết. Kết quả các cơ quan đã giải quyết được 68 đơn, đạt 85%

- Năm 2007, tiếp nhận 264 đơn, chuyển 220 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xem xét giải quyết. Kết quả các cơ quan đã xem xét trả lời bằng văn bản đạt 80%.

- Năm 2008, tiếp nhận 203 đơn, chuyển 194 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền. Kết quả đã giải quyết được 138 đơn, đạt 71%.

- Năm 2009 tiếp nhận 288 đơn/152 vụ việc, đã chuyển 114 đơn/114 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền. Đã xem xét trả lời bằng văn bản 81 vụ việc bằng 71%.

- 6 tháng đầu năm 2010 đã tiếp nhận 69 đơn. Đã chuyển 43 đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Đã giải quyết được 30 đơn, bằng 69%, số còn lại đang tiếp tục giải quyết.

Trong thời gian qua công tác xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo đã có những chuyển biến tích cực, giải quyết được số lượng lớn đơn thư khiếu nại của công dân, chất lượng giải quyết được nâng lên; một số vụ việc khiếu nại gay gắt, kéo dài cơ bản đã được giải quyết, tình trạng tồn đọng và gửi đơn thư vượt cấp giảm đáng kể. Kết quả đó đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tạo được niềm tin cho cử tri đối với các hoạt động của HĐND.

Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế nhất định. Việc kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết khiếu kiện của công dân cũng chưa thường xuyên, hiệu quả còn chưa cao. Việc quan tâm giám sát của Thường trực HĐND trong lĩnh vực này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.

* Thứ ba: Thành lập Đoàn giám sát của HĐND tỉnh

Đối với những vấn đề lớn Thường trực HĐND tỉnh thường tổ chức đoàn giám sát. Nội dung giám sát đều là những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương, như: thành lập đoàn giám sát việc thực hiện chính sách đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; thành lập đoàn giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo dục văn hoá, thể dục thể thao và xã hội trên địa bàn tỉnh theo nghị quyết của HĐND, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản các dự án giao thông, xây dựng và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn… (xem phụ lục 6).

Trình tự, thủ tục thành lập Đồn giám sát được Thường trực HĐND tỉnh Thanh hoá tuân thủ nghiêm túc. Quyết định của Thường trực về việc thành lập Đồn giám sát có quy định rõ thành phần, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian, địa điểm giám sát. Để cụ thể hoá quyết định Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể kèm theo. Trước khi tiến hành giám sát, Thường trực gửi công văn đến cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát yêu cầu chuẩn bị nội dung báo cáo và bố trí thời gian, địa điểm làm việc. Tuỳ theo từng nội dung công việc cụ thể, Thường trực yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo trước từ 15 ngày đến 1 tháng để nghiên cứu. Đoàn giám sát họp để xem xét báo cáo của đơn vị chịu sự giám sát, thống nhất lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần tập trung giám sát thực tế. Căn cứ theo u cầu cơng việc, Đồn giám sát tổ chức khảo sát thực tế tại địa bàn cơ sở để thu thập, nắm bắt thông tin, kiểm chứng trước khi làm việc với cơ quan, đơn vị chịu sự

giám sát. Cách làm này đã giúp đồn nắm thêm tình hình cụ thể về những nội dung cần tập trung giám sát, tạo cơ sở thơng tin đối chứng, tăng tính phản biện, bảo đảm rút ra kết luận chính xác, sát thực. Kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn tổng hợp báo cáo kết quả với Thường trực HĐND để xem xét và kết luận. Sau khi xem xét và thống nhất, Thường trực gửi thông báo kết luận trực tiếp đến cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát yêu cầu thực hiện. Đồng thời gửi UBND tỉnh đề nghị chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khắc phục những yếu kém, tồn tại trong quản lý, điều hành.

Về hoạt động của Thường trực HĐND thơng qua Đồn giám sát, có thể kể đến một số cuộc giám sát điển hình như:

- Năm 2006 Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát về việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Kết quả giám sát cho thấy: hầu hết các xã của 11 huyện miền núi chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết; gần 200 xã, phường, thị trấn chưa lập được quy hoạch mới. Tình trạng vi phạm về thẩm quyền giao đất vẫn diễn ra ở một số địa phương. Năm 2004 - 2005 có 14 xã vi phạm với diện tích trên 45 ngàn m2; 143 đơn vị vi phạm dưới các hình thức khác nhau như: sử dụng khơng hiệu quả, sử dụng sai mục đích, cho thuê lại sai quy định, chuyển quyền không đúng quy định, giao đất không đúng thẩm quyền… Từ kết quả giám sát, Thường trực HĐND đã kiến nghị UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất của 23 đơn vị với diện tích trên 86.000 m2; đồng thời yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

Trong q trình giám sát, Đồn giám sát cũng chỉ ra rằng, để tăng cường quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương cần phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong đó có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nôi dung quan trọng mà Đồn giám sát phát hiện đó là phương án sử dụng đất trong 10 - 15 năm tới chưa được làm rõ. Ví dụ, giai đoạn 2005 - 2010 là giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế.

Nhiều khu công nghiệp mới, làng nghề truyền thống được khơi phục. Cùng với chương trình phát triển du lịch của tỉnh, các khu du lịch phát triển mạnh mẽ… Chính vì vậy, Đồn đã kiến nghị UBND tỉnh nghiên cứu xem xét và bổ sung cụ thể, chi tiết vào quy hoạch.

- Sáu tháng đầu năm 2010: Năm 2010 được HĐND tỉnh Thanh Hoá xác định tiếp tục là năm “đầu tư xây dựng cơ bản”, nên hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tập trung vào giám sát chuyên đề. Thường trực HĐND đã thành lập Đoàn giám sát để khảo sát thực tế tại một số địa phương, đơn vị. Kết quả giám sát cho thấy, công tác chuẩn bị đầu tư vẫn là khâu yếu và chậm được khắc phục. Cấp huyện, xã do đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu nên việc lập, thẩm định các dự án kéo dài, phải chỉnh sửa nhiều lần. Nhiều cơng trình đã được phê duyệt đầu tư từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ để giao vốn.

Về tiến độ thực hiện dự án, trong quá trình triển khai thi công, nhiều nơi bàn giao mặt bằng không đúng thời gian, hoặc bàn giao không hết, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ. Trong năm 2009, 2010 có hiện tượng một số nhà thầu được giao vốn nhưng chiếm dụng vốn, đã ứng vốn nhưng triển khai thi công chậm, hoặc không triển khai. Một số nhà thầu năng lực tài chính, máy móc, thiết bị khơng bảo đảm; một số do nhận nhiều cơng trình nên tiến độ thi cơng chậm. Điển hình là các dự án thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, đường Hồi Xuân - Tén Tằn, tuyến đường nối các huyện tây Thanh Hố…

Qua giám sát, Đồn giám sát đã có những kiến nghị với các cơ quan, đơn vị và các chủ đầu tư khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồn thành kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt, HĐND tỉnh đã kiến nghị với UBND tỉnh có biện pháp kiểm sốt vốn đối ứng, hạn chế tình trạng ứng vốn nhưng khơng thực hiện hoặc sử dụng vốn khơng đúng mục đích làm hạn chế hiệu quả vốn đầu tư. Thực hiện điều chuyển vốn của các dự án được giao khởi công nhưng triển khai chậm cho các dự án có tiến độ khả thi hơn. Giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong khâu thu hồi đất, bồi

thường giải phóng mặt bằng của các dự án để sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi cơng.

Mặc dù việc thành lập Đồn giám sát thường phải chuẩn bị các thủ tục phức tạp và cần có nhiều thời gian, nhất là phải có chương trình, kế hoạch sớm để các thành viên thu xếp cơng việc tham gia, song có thể khẳng định, hoạt động giám sát thơng qua hình thức thành lập Đồn giám sát là có hiệu quả. Tập trung, phát huy được sức mạnh trí tuệ của tất cả thành viên tham gia đoàn giám sát.

* Thứ tư: Về giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hoạt động giám sát việc ban hành VBQPPL là vấn đề mới nhưng đã được HĐND tỉnh Thanh Hóa quan tâm. Thời gian qua, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động giám sát việc ban hành VBQPPL của UBND tỉnh và việc ban hành Nghị quyết của HĐND cấp huyện thông qua hoạt động giám sát gián tiếp (xem xét VBQPPL do UBND, HĐND cấp dưới gửi lên để báo cáo); qua phản ánh của các Ban HĐND, đại biểu HĐND; phản ánh của cử tri trong các đợt khảo sát, giám sát và ý kiến của MTTQ tỉnh... Sau giám sát đã có kiến nghị với các cơ quan liên quan xem xét bãi bỏ văn bản trái với quy định của pháp luật, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. Chẳng hạn như năm 2006, Thường trực HĐND tỉnh phát hiện và kiến nghị bãi bỏ một số nghị quyết của HĐND cấp huyện về việc thu quỹ xây dựng trường theo tinh thần Nghị quyết HĐND khoá XIII, trong khi nghị quyết này đã hết hiệu lực từ năm 2004.

* Thứ năm: Xem xét hoạt động giám sát của các Ban HĐND

Thực hiện quy định của pháp luật, trong những năm qua Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm đến nhiệm vụ xem xét kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh. Việc thực hiện xem xét tuy chưa đúng theo trình tự, thủ tục, nghi thức tiến hành luật định nhưng biểu hiện sinh động của hoạt động này là: định

kỳ hàng tuần, hàng tháng Thường trực đã tổ chức họp giao ban với lãnh đạo chuyên trách các Ban, qua đó nắm tình hình, kết quả hoạt động giám sát của Ban; xem xét, cho ý kiến và thống nhất nội dung về các kiến nghị giám sát của các Ban để gửi các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát đề nghị thực hiện. Năm 2008, Thường trực đã đã tổng hợp 34 nội dung kiến nghị của các Ban và đã gửi đến các cơ quan hữu quan 21 nội dung đề nghị giải quyết.

Tại kỳ họp thứ 15 (tháng 12/2009) và kỳ họp thứ 16 (7/2010) HĐND tỉnh khố XV, mặc dù đã có báo cáo tổng hợp kết quả giám sát bằng văn bản gửi đến đại biểu tham dự kỳ họp, đại diện các Ban HĐND cũng đã trình bày báo cáo kết quả giám sát, nhưng Thường trực còn tổng hợp những vấn đề trọng tâm nhất nêu ra trong phiên thảo luận để HĐND quan tâm xem xét. Biện pháp này đã phát huy tác dụng tích cực, tránh cho các kiến nghị của Thường trực và các Ban rơi vào tình trạng “im lặng”.

* Thứ sáu: Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND là một nhiệm vụ, một yêu cầu không thể thiếu nếu muốn

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w