Khái niệm đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 30)

dân cấp tỉnh

Trước khi đề cập đến vấn đề lý luận về mục tiêu, yêu cầu, điều kiện đổi mới, thiết nghĩ cần làm rõ khái niệm đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh.

Theo từ điển tiếng Việt thì đổi mới là “thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [54, tr.326].

Với cách hiểu này thì “đổi mới” là khái niệm có ý nghĩa tích cực. Nó là nhu cầu nội tại, thường xun, khơng ngừng của sự phát triển. Đổi mới có thể diễn ra bên trong bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách quan. Chừng nào cịn hoạt động sống của con người và lồi người chừng đó vẫn tiếp tục diễn ra đổi mới - thanh lọc những cái cũ, cái lỗi thời, tiếp nhận và thúc đẩy cái mới, cái tiến bộ, phát triển. Đổi mới mang đặc tính của một q trình vận động, biến đổi thường xun, khơng ngừng. Về thực chất, đổi mới chính là triết lý phát triển.

Thực tiễn hơn 20 năm qua - từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới - đất nước, con người và dân tộc ta đã có những thay đổi sâu sắc, toàn diện. Đổi mới thực sự là một cuộc cách mạng. Đó là cuộc cách mạng phát triển. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, tồn Đảng, tồn dân ta có quyền tự hào khẳng định rằng những thành tựu mà chúng ta đã đạt được thực sự to lớn và có ý nghĩa lịch sử cả về lý luận và thực tiễn. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.

Từ minh chứng điển hình về sự đổi mới đất nước được đề ra từ đại hội VI cho thấy đổi mới là một cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, mục tiêu hướng tới của đổi mới là cái tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn. Đổi mới là kết quả của cả một q trình tìm tịi, thử nghiệm, trên cơ sở vận dụng lý luận và tổng kết thực tiễn, tạo ra những đột phá quan trọng. Đổi mới không phải là phủ định những thành tựu và cách làm trước đây, mà là khẳng định những gì đã làm đúng, hiểu đúng; loại bỏ những gì đã hiểu sai, làm sai, hoặc những gì trước kia đúng nhưng nay khơng cịn phù hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm

mới, đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới, vươn tới cái hiện đại. Trong “Di chúc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh hình dung đổi mới là một cuộc chiến đấu khổng lồ giữa những gì tốt tươi, mới mẻ, tiến bộ với những cái cũ kỹ, hư hỏng, lạc hậu, lỗi thời. Và chính Người đã lý giải rành mạch, rõ ràng mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, cái tốt và cái xấu:

…khơng phải cái gì cũ cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới. Cái cũ mà xấu, thì phải bỏ. Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm [34, tr.94-95]. Đi vào đổi mới, những chỉ dẫn hữu ích, thiết thực của Người chính là di sản quý báu cho chúng ta.

Với cách hiểu như trên về đổi mới, có thể đưa ra khái niệm đổi mới

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w