Hoạt động xem xét báo cáo của cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 51)

Tại kỳ họp, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND, TAND và VKSND cùng cấp.

Thông thường mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh Thanh Hố có khoảng 25 đến 30 báo cáo. Do thời gian có hạn nên chỉ trình bày tại kỳ họp tóm tắt nội dung chủ yếu của một số báo cáo “cứng”. Các báo cáo mang tính thủ tục, các thông tin chi tiết, phụ lục, phụ biểu… để đại biểu tự nghiên cứu, nhằm giảm bớt tâm lý căng thẳng, tình trạng thiếu tập trung, tiết kiệm thời gian. Nếu trước kia thời gian đọc báo cáo tại kỳ họp có khi lên đến 2 ngày thì nay cịn hơn 1 buổi và dành thời gian cho việc thảo luận tại Tổ, thảo luận tại Hội trường.

Sau khi nghe báo cáo, đại biểu về các tổ để thảo luận. Mỗi kỳ họp, đại biểu được chia thành 6 tổ. Thành phần thảo luận tổ, ngồi các đại biểu ra cịn có đại diện các đơn vị dự thảo luận như đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành phố… Dựa vào những gợi ý thảo luận tổ do Thường trực HĐND gửi đến, qua quá trình hoạt động thực tiễn, qua nắm bắt thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời qua việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, các đại biểu và đại diện các cơ quan đơn vị được mời đã tích cực phát biểu ý kiến. Tổng hợp cả 6 tổ thường có khoảng 40 - 60 lượt đại biểu phát biểu ý kiến. Các ý kiến đã thể hiện rõ quan điểm của đại biểu về những vấn đề nhất trí, khơng nhất trí với nội dung báo cáo và đưa ra

được những yêu cầu sửa đổi, bổ sung báo cáo cho phù hợp với tình hình thực tế. Tại phiên thảo luận tổ các đại biểu cũng nêu ra những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương, đề nghị các cơ quan, các ngành chức năng xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Kết thúc phiên thảo luận tổ, mỗi tổ cử 2 đại biểu phát biểu tại hội trường.

Phiên thảo luận tại hội trường, chủ toạ kỳ họp gợi ý cho các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề mà các tổ cùng quan tâm, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau. Mỗi phiên thảo luận có từ 7 đến 10 ý kiến phát biểu và đều đựơc truyền hình trực tiếp cho nhân dân trong tỉnh theo dõi. Khơng khí phiên thảo luận ngày càng sơi nổi, dân chủ, thẳng thắn, thiết thực hơn. Đặc biệt, các ý kiến thảo luận không chỉ do một số đại biểu có chức vụ phát biểu mà số đại biểu trẻ, quần chúng cũng tham gia ý kiến tại Hội trường.

Như vậy hoạt động xem xét báo cáo tại kỳ họp đã có nhiều đổi mới. Số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận ngày càng nhiều. Chất lượng thảo luận cũng được nâng lên. Bước đầu khắc phục tình trạng qua loa, đại khái, hình thức, nể nang, né tránh.

Tuy nhiên, hoạt động xem xét các báo cáo tại kỳ họp cũng còn những hạn chế. Đại biểu là lãnh đạo các sở, nghành chiếm tỷ lệ lớn, tuy có thuận lợi về chun mơn trong việc đề xuất và tham gia quyết định những chính sách, chủ trương lớn của tỉnh, nhưng trong nhiều trường hợp, do sự nể nang nên đơi khi thiếu tính khách quan nhất định trong q trình thực hiện việc giám sát; việc đề xuất các giải pháp có thể mang tính cục bộ ngành, nặng về quyền lợi cho một ngành, ít có những giải pháp định hướng lớn, mang tính tổng thể trong phạm vi của tỉnh. Một số đại biểu chưa phát huy hết vai trò, quyền lực nhân dân giao phó. Thảo luận hời hợt, qua loa, hình thức, vì “chưa nắm vững để nói” hoặc “biết nhưng khơng nói” bởi những vấn đề “tế nhị”. Có đại biểu không nghiên cứu trước tài liệu, chờ đến khi các cơ quan

có trách nhiệm trình văn bản tại kỳ họp mới đọc theo kiểu “một người đọc mà trăm người dị lỗi chính tả” ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng kỳ họp. Nhiều đại biểu nắm không kỹ vấn đề nên khi tham gia thảo luận còn nhiều lúng túng; kỹ năng thảo luận, phương pháp thuyết trình vấn đề chưa thực sự lôi cuốn, thuyết phục người nghe. Do thiếu thông tin, không xâu chuỗi được vấn đề nên nhiều đại biểu thiếu tự tin trong việc tham gia thảo luận tại kỳ họp. Tổng hợp ý kiến thảo luận tại các tổ để phân công đại biểu thay mặt tổ phát biểu tại hội trường cịn chung chung, có lúc phản ánh chưa đầy đủ. Một số kỳ họp thảo luận vẫn chưa sôi nổi, chưa tạo được khơng khí đối thoại giữa đại biểu và các ngành chịu trách nhiệm trước những tồn tại khuyết điểm để làm rõ nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục. Nhiều báo cáo viết quá dài, nội dung chung chung, chưa nêu được ưu điểm nổi bật, hạn chế của ngành mình, các phương hướng cũng chưa rõ; thậm chí các số liệu đưa ra cũng không chuẩn xác, như số liệu trong báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh 6 tháng đầu năm về tình hình tiến độ Dự án nhà ở sinh viên, Dự án tuyến đường Poọng - Ho…

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w