Đảm bảo chất lượng, hiệu lực của các kết luận, kiến nghị sau giám sát

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

giám sát

Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Thanh Hố chỉ có hiệu quả khi các kết luận, kiến nghị sau giám sát được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên để đảm bảo các kiến nghị này được thực hiện nghiêm túc thì trước hết các kiến nghị phải chuẩn xác, đúng pháp luật, có nội dung cụ thể, đúng phạm vi trách nhiệm, buộc đối tượng chịu sự giám sát phải “tâm phục, khẩu phục”. Các kết luận, kiến nghị đó phải đánh giá đúng những gì đối tượng chịu sự giám sát làm tốt, chỉ ra được hạn chế và phê phán đúng mức những yếu kém. Bên cạnh đó kết luận, kiến nghị sau giám sát phải có sự đồng thuận của các cấp, các ngành và dư luận xã hội. Tạo được sức ép xã hội đối với đối tượng thực hiện kiến nghị, nhất là với những vấn đề “nóng, bức xúc”. Cần đặc biệt chú trọng tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Coi đây là hoạt động thường xuyên của Thường trực HĐND tỉnh. Để làm tốt yêu cầu này cần tổng hợp các nội dung đã kết luận, kiến nghị, đồng thời theo dõi, cập nhật và thường xuyên rà soát việc thực hiện của các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành. Những kết luận chưa được thực hiện phải có văn bản nhắc nhở hoặc tổ chức tái giám sát. Phải theo đuổi đến cùng các kết luận, kiến nghị, không làm theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”.

Để bảo đảm tính khả thi của các kết luận, kiến nghị, không kiến nghị theo kiểu “đánh đố” làm các cơ quan thấy nản, yêu cầu không được thực thi. Đối với kết luận, kiến nghị địi hỏi phải có biện pháp khắc phục, điều chỉnh ngay thì HĐND có ý kiến u cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện. Những kiến nghị địi hỏi phải có thời gian, nguồn lực hoặc nhiều cơ quan phối hợp thực hiện thì HĐND phải tạo điều kiện để họ thực hiện.

Tại kỳ họp, có thể chất vấn để bảo đảm việc thực hiện kiến nghị sau giám sát được thực hiện nghiêm túc. Đây là biện pháp kiên quyết đối với những cơ quan, đơn vị thực hiện kiến nghị chậm hoặc các biện pháp khắc

phục, sửa chữa chưa đạt yêu cầu. HĐND họp công khai nên sử dụng biện pháp này sẽ tạo áp lực xã hội cần thiết, tác động tích cực đến các cơ quan hữu quan. Một biện pháp khác là HĐND có thể ra nghị quyết bắt buộc các bên liên quan phải thực hiện và sau đó tiến hành xem xét việc thực hiện nghị quyết đó. Biện pháp này áp dụng đối với những đơn vị cố tình khơng thực hiện các kiến nghị, hoặc khi phát hiện có tình trạng vi hiến, vi phạm pháp luật trầm trọng.

Đối với những kiến nghị chưa được thực hiện cần phải phân tích, đánh giá ngun nhân và tìm biện pháp khắc phục. Nếu là do kiến nghị chưa chuẩn xác thì phải rút kinh nghiệm. Nếu cần sự phối hợp của nhiều cơ quan thì yêu cầu UBND tỉnh tập trung chỉ đạo. Nếu khơng đủ nguồn lực để thực hiện thì u cầu UBND bố trí kinh phí cho các đơn vị này thực hiện.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w