Chức năng công tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 39 - 40)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2 Tổng quan về thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

1.2.4 Chức năng công tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng

Chức năng phòng ngừa. Phòng ngừa trước những hành vi vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật nói chung và nội quy, quy chế, quy định nói riêng về lĩnh vực xây dựng. Ngăn chặn sớm những hành vi tiêu cực, khơng lành mạnh, mang tính đối phó, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Chức năng phát hiện. Thơng qua thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng để phát hiện những mặt tốt để động viên, khuyến khích; đồng thời phát hiện những sai sót, yếu kém, những khó khăn trở ngại, những vấn đề mới nảy sinh, những vấn đề “nhạy cảm”; tìm nguyên nhân của các biểu hiện để có những giải pháp uốn nắn, sửa chữa, xử lý những vi phạm, đặc biệt là thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng nhằm giúp đỡ đối tượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng khắc phục các sai sót để tự điều chỉnh, điều khiển q trình quản lý trong lĩnh vực xây dựng có hiệu quả hơn.

Chức năng đánh giá. Nhằm đo lường, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc của đối tượng thanh tra tại thời điểm đang xem xét so với mục tiêu, kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác lập, đồng thời thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan, những lệch lạc, sai sót để giúp cho đối tượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng điều chỉnh hoạt động. Cùng với chức năng kiểm tra là chức năng đầu tiên của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực xây dựng nhằm xác định thực chất việc tuân thủ các nội quy, quy chế, quy định, pháp luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà nước của đối tượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng thì việc đánh giá chính xác là u cầu quyết định của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy cần phải xây dựng được các chuẩn mực, thu thập thơng tin ngược

đảm bảo tính chính xác cao, khách quan, đo lường kết quả đã được bằng cách so sánh nó với các chuẩn mực đã xác định.

Chức năng điều chỉnh. Nhằm chấn chỉnh hoạt động của đối tượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh quyết định quản lý. Để thực hiện chức năng này, cần phải thu thập thơng tin một cách chính xác bởi nguồn thơng tin chính xác sẽ đem lại cho người quản lý một thơng báo để có thể nhận xét được rằng các hoạt động quản lý của mình đã được thực hiện ở mức độ nào và cần phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Chức năng giúp đỡ, động viên. Khi được thanh tra, đối tượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng chắc chắn phải nỗ lực làm việc, từ đó sẽ bộc lộ tài năng cũng như hạn chế của mình; qua đó người cán bộ thanh tra trong lĩnh vực xây dựng có căn cứ để giúp đỡ, động viên, tư vấn đối tượng thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để làm được điều này, đòi hỏi cán bộ thanh tra trong lĩnh vực xây dựng phải có thái độ thơng cảm, gần gũi, biết chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ đối tượng thanh tra sửa chữa những sai sót, bởi những điều đó chính là điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả của công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w