6. Cấu trúc của luận văn
2.2 Nội dung công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng
2.2.2.1 Chuẩn bị thanh tra
Gồm khảo sát thu thập thông tin, ban hành quyết định thanh tra, lập kế hoạch thanh tra, họp đồn triển khai nhiệm vụ, thơng báo về việc u cầu báo cáo và việc công bố quyết định thanh tra.
Thu thập thơng tin cần nắm tồn diện các thơng tin có liên quan đến mục đích, u cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra. Từ kho dữ liệu của cơ quan; từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài,…) và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành, cơ quản quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan. Thơng tin từ việc khảo sát trực tiếp tại tổ chức, cơ quan là đối tượng thanh tra. Sau khi thu thập, tiến hành nghiên cứu, phân tích các thơng tin thu thập được, đánh giá nhận định theo nội dung và trình tự: Tổ chức bộ máy, nhân sự, đặc điểm và mơ hình tổ chức đơn vị, quy trình nghiệp vụ
chuyên ngành. Hoạt động, kết quả hoạt động và sự việc liên quan đến các quy định của ngành. Cơ chế, chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn, định mức. Chú ý những chính sách, chế độ đặc thù. Tình hình, số liệu tổng quát về nội vụ, và chi tiết vụ việc: Trường hợp thanh tra toàn diện phải phản ánh tổng thể, toàn diện về hoạt động của đơn vị. Trường hợp thanh tra một hoặc một số nội dung thì phản ánh số liệu tổng quát và chi tiết của nội dung thanh tra. Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và q trình thực hiện. Những thuận lợi, khó khăn và tình hình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh tra. Đề xuất những nội dung cần thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm.
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc người được giao nhiệm vụ trình chánh thanh tra dự thảo quyết định thanh tra kèm theo kế hoạch thanh tra và báo cáo khảo sát. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc chánh thanh tra ra quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra. Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra. Tổ chức họp Đoàn thanh tra để quán triệt kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, quy chế Đoàn thanh tra; bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho phó Trưởng Đồn (nếu có) và từng thành viên Đồn thanh tra. Chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến nội dung thanh tra. Căn cứ nhiệm vụ được giao, từng thành viên trong Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết của mình, trình Trưởng Đồn phê duyệt trước khi triển khai thanh tra. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung công việc, phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện. Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn thanh tra.