Phân tích nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 77 - 78)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2 Thực trạng về chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

3.2.3 Phân tích nguyên nhân hạn chế

Cơ cấu tổ chức thanh tra chưa phù hợp, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Từ thực tiễn đối tượng quản lý và chức năng nhiệm vụ của thanh tra trong lĩnh vực xây dựng tỉnh có thể thấy, do lực lượng chuyên trách của thanh tra chưa được quan tâm bố trí đủ nên q trình thực hiện nhiệm vụ cịn gặp nhiều khó khăn; bên cạnh đó do chưa xây dựng được cơ cấu vị trí việc làm nên q trình tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức chưa phù hợp, chưa lựa chọn được người có tâm, có tầm, có bản lĩnh vững vàng, có đủ trình độ chun mơn để thực hiện nhiệm vụ. Nhiều cán bộ, cơng chức thanh tra có bằng cấp chưa sát với chun mơn (bằng cấp ngành nông nghiệp, kinh tế…) dẫn đến việc cần phải bố trí đi học, hiệu quả cơng việc bị gián đoạn. Q trình tác nghiệp cịn lúng túng, chưa xác định được việc cần làm dẫn đến quá trình tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra chưa xác định, làm rõ được sai phạm, chưa có tính định lượng, chưa chỉ ra trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để từ đó có những kiến nghị, xử lý phù hợp yêu cầu nhiệm vụ thanh tra.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp cịn chưa nghiêm, chưa thường xuyên

Hạn chế nêu trên một phần là do một bộ phận lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo Sở chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cơng tác thanh tra nói chung và thanh tra nội vụ trên địa bàn tỉnh nói riêng, thiếu kiểm tra, đơn đốc, giám sát; trong hoạt động chỉ đạo điều hành, một bộ phận cán bộ lãnh đạo thiếu năng lực quản lý, coi nhẹ cơng tác thanh tra nên có sự phân cơng, phân nhiệm chưa phù hợp.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thanh tra hiệu quả chưa cao chưa thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, do Thanh tra phải thực hiện chức năng tham mưu xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền phát sinh ngày một tăng nên việc thực hiện các cuộc thanh tra đơi khi cịn bị phân tán (vừa phải thanh tra, vừa phải đồng thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo) đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng các cuộc thanh tra; việc được bố trí ít biên chế nên trong hoạt động thanh tra, thường xuyên phải trưng tập công chức của các phịng chun mơn khác, do cịn hạn chế về nghiệp vụ thanh tra nên quá trình tác nghiệp chưa sâu, hiệu quả đạt được chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w