Nội dung của dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 30 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2 Tổng quan về thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

1.2.2 Nội dung của dự án đầu tư xây dựng

Nội dung dự án đầu tư xây dựng cơng trình gồm hai phần: phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng cơng trình được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình, trước hết thể hiện được mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư thông qua việc đánh giá nhu cầu thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, tác động xã hội đối với địa phương, khu vực thực hiện dự án. Thuyết minh dự án phải chỉ r các đặc điểm của dự án như hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, các yếu tố đầu vào khác... Sau khi chứng minh mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư của dự án, dự án đầu tư xây dựng cơng trình phải mơ tả đặc điểm của cơng trình xây dựng như quy mơ, diện tích xây dựng, các cơng trình, hạng mục cơng trình thuộc dự án, phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. Đồng thời, đưa ra được các giải pháp thực hiện trong các giai đoạn của dự án từ phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phương án thiết kế kiến trúc cơng trình,... trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến phương án khai thác dự án, sử dụng lao động, phân đoạn thực hiện, tiến độ thi cơng và hình thức quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án. Một phần quan trọng không thể thiếu trong lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình đó là đánh giá tác động mơi trường, các giải pháp phịng cháy, chữa cháy, yêu cầu an ninh quốc phòng. Phần cuối của thuyết minh dự án đầu tư xây dựng cơng trình là xác định tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, cung cấp vốn theo tiến độ thực hiện dự án, phương án hồn trả vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế - xã hội của dự án.

Thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng cơng trình là bước đầu tiên trong thiết kế xây dựng cơng trình. Thiết kế xây dựng cơng trình gồm 3 bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi cơng. Tùy theo quy mơ, tính chất của cơng trình cụ thể việc thiết kế xây dựng cơng trình có thể thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước. Đối với những cơng trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật chỉ yêu cầu thiết kế một bước, các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản v thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế hai bước và ba bước được áp dụng với cơng trình quy định phải lập dự án. Việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định. Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công. Tuỳ theo mức độ phức tạp của cơng trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định. Thiết kế cơ sở được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên cơ sở phương án thiết kế đã được chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng,... Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, tổng mặt bằng xây dựng, vị trí quy mơ các hạng mục cơng trình,... đưa ra các phương án cơng nghệ, phương án kiến trúc, phương án kết cấu chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phương án bảo vệ, giảm thiểu tác động mơi trường, phịng cháy, chữa cháy,... Phần bản vẽ bao gồm bản vẽ tổng thể mặt bằng cơng trình, sơ đồ cơng nghệ dây chuyền cơng nghệ,... Trước khi đầu tư xây dựng cơng trình chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện hoặc thuê tư vấn lập dự án đầu tư khi khơng có đủ năng lực. Dự án đầu tư xây dựng thể hiện được mục tiêu, sự cần thiết phải đầu tư, các đặc điểm của dự án như địa điểm xây dựng, quy mơ kích thước cơng trình,... các giải pháp thực hiện, các phương án thiết kế, phương án công nghệ, tiến độ thi công, tổng mức đầu tư, khả năng cấp vốn theo tiến độ, tác động của dự án đến mơi trường an ninh, quốc phịng, cũng như kinh tế xã hội địa phương,... Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tiến hành tổ chức thẩm định dự án sau khi chủ

đầu tư trình dự án đầu tư, và dựa vào kết quả thẩm định để đưa ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Công tác lập dự án đầu tư, thẩm định dự án và quyết định đầu tư đòi hỏi phải khách quan, trung thực để đảm bảo nguồn vốn của xã hội nói chung và nguồn vốn Nhà nước được sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, tránh thất thốt lãng phí.

Theo cách thơng thường và theo cách phân kỳ của quy định pháp luật hiện hành, vòng đời của một dự án đầu tư được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau trong, đó là: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Tuy nhiên, xét theo quá trình, thì từ khi hình thành ý tưởng đến khi kết thúc dự án của quản lý dự án, thông thường một dự án đầu tư xây dựng cơng trình phải trải qua các giai đoạn sau:

Xác định dự án là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời dự án, trong giai đoạn này, chủ đầu tư và nhà quản lý dự án có nhiệm vụ phát hiện những lĩnh vực có tiềm năng để đầu tư, trên cơ sở đó hình thành sơ bộ các ý đồ đầu tư. Việc xác định, phân tích và lựa chọn các ý đồ dự án có ảnh hưởng quyết định tới q trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Dự án có thể thất bại hoặc không đạt được kết quả mong muốn cho dù việc thực hiện và chuẩn bị dự án tốt đến đâu, nếu như ý đồ ban đầu đã mắc những sai lầm, ngộ nhận. Phân tích và lập dự án. Đây là giai đoạn nghiên cứu chi tiết những ý tưởng đầu tư đã được đề xuất trên các phương diện: kỹ thuật, tổ chức - quản lý, thể chế xã hội, thương mại, tài chính, kinh tế. Nội dung chủ yếu của giai đoạn phân tích và lập dự án là nghiên cứu một cách tồn diện tính khả thi của dự án. Tùy theo quy mơ, tính chất, cấp độ của dự án mà trong giai đoạn này có thể gồm 2 bước: nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Các dự án lớn và quan trọng thường phải thông qua hai bước này, còn các dự án nhỏ và khơng quan trọng thì trong giai đoạn này chỉ cần thực hiện bước nghiên cứu khả thi. Chuẩn bị tốt và phân tích kỹ lưỡng sẽ làm giảm những khó khăn và chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư.

Thẩm định và phê duyệt dự án. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn thẩm định và phê duyệt dự án được thực hiện với sự tham gia của các cơ quan nhà nước chuyên ngành, các tổ chức tài chính và các thành phần tham gia dự án. Mục đích của việc thẩm định và phê duyệt dự án là nhằm xác minh, thẩm tra lại toàn

bộ kết luận đã được đưa ra trong q trình chuẩn bị và phân tích dự án, trên cơ sở đó chấp nhận hay bác bỏ dự án. Dự án s được phê duyệt và đưa vào thực hiện nếu nó được thẩm định xác nhận là có hiệu quả và có tính khả thi. Ngược lại, thì tùy theo mức độ đạt được, dự án có thể được sửa đổi cho thỏa đánh hay buộc phải làm lại cho đến khi được chấp nhận.

Triển khai thực hiện dự án là giai đoạn bắt đầu triển khai vốn và các nguồn lực vào để thực hiện dự án đã được phê duyệt đến khi dự án chấm dứt hoạt động. Thực hiện dự án là kết quả của một quá trình chuẩn bị và phân tích kỹ lưỡng, song thực tế rất ít khi được tiến hành đúng như hoạch định. Nhiều dự án không đảm bảo được tiến độ thời gian và chi phí dự kiến, thậm chí một số dự án phải thay đổi thiết kế ban đầu do giải pháp kỹ thuật khơng thích hợp. Thường có nhiều khó khăn, biến động, rủi ro thường xảy ra trong giai đoạn thực hiện dự án, vì thế, giai đoạn này đòi hỏi các nhà quản lý dự án phải hết sức linh hoạt, nhậy bén, thường xuyên giám sát, đánh giá quá trình thực hiện để phát hiện kịp thời những khó khăn, tình huống để đưa ra các biện pháp giải quyết, xử lý thích hợp, đơi khi phải quyết định điều chỉnh lại các mục tiêu và phương tiện.

Giai đoạn nghiệm thu tổng kết và giải thể dự án tiến hành sau khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhằm: Làm rõ những thành cơng và thất bại trong tồn bộ q trình triển khai thực hiện dự án, qua đó rút ra những kinh nghiệm và bài học cho quản lý các dự án khác trong tương lai; Kết thúc và giải thể dự án và giải quyết việc phân chia sử dụng kết quả của dự án, những phương tiện mà dự án cịn để lại và bố trí lại cơng việc cho các thành viên tham gia dự án.

Một dự án đầu tư được xem là đảm bảo tính khả thi khi nó đáp ứng các u cầu cơ bản sau: Tính khoa học: Để đạt được tính khoa học của một dự án đầu tư đòi hỏi những người tham gia soạn thảo, lập dự án phải tuân thủ một trình tự nghiên cứu tỉ mỉ, thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính và cơng nghệ kỹ thuật và mơi trường. Cần có sự tham gia tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong q trình soạn thảo, lập dự án. Tính thực tiễn: Để một dự án lập ra đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ

thể liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư, những cơ hội thách thức, những thuận lợi khó khăn và cả những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai thực hiện dự án. Tính pháp lý: Một dự án cần có cơ sở pháp lý vững ch c, có nghĩa là các nội dung thực hiện của dự án phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Điều này đòi hỏi những người lập dự án cần phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy hiện hành liên quan tới hoạt động và quản lý đầu tư. Tính thống nhất: Để đảm bảo tính thống nhất, các dự án được phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế thì chúng cịn phải tn thủ những quy định chung mang tính quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w